Hiện tại, USDT đang gặp phải nhiều cáo buộc và gây nên rủi ro lớn lên hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Đây là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ – Janet Yellen.
Tiền USDT đứng trước cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay khi bị tố là một sản phẩm “gian lận” của Tether Holdings – công ty chủ quản của Tether – khi không đủ khả năng để duy trì được tỷ giá hối đoái giữa USD và USDT là 1:1.
Ngoài ra, bà Janet Yellen cũng có một cuộc họp quan trọng với người đứng đầu Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) và 6 quan chức cấp cao khác về vấn đề của đồng Tether (USDT).
Khi bối cảnh kinh tế đang diễn ra lạm phát liên tục tăng, đại dịch bùng làm khiến quá trình phục hồi của nền kinh tế chậm lại, sự phát triển của đồng stablecoin USDT khiến cho hệ thống tài chính của nước này gặp nhiều rủi ro.
Nhưng có một vấn đề đang xảy ra, khi toàn bộ nhà đầu tư đồng loạt bán tháo lượng USDT của mình, công ty không đủ tài sản để trả lại tương ứng với 69 tỷ USDT đã phát hành ra thị trường.
Trong chương trình Mad Money của đài CNBC, người dẫn chương Jim Cramer cũng đã cảnh bảo rằng các nhà đầu tư nên bán ra đồng Tether để bảo toàn tài khoản của mình.
Ngoài ta, Jim cũng khẳng định việc nhiều người yêu mến tiền điện tử sẽ không thích lắng nghe lời khuyên này; tuy nhiên sau khi thu được lợi nhuận lớn thì vẫn nên chốt lời đúng thời điểm, tránh để mất tiền. Thậm chí là chờ đợi động thái rõ ràng hơn của Trung Quốc về vấn đề công ty bất động sản Evergrande.
Đồng Tether là một stablecoin khác hẳn với các loại tiền ảo có biến động giá liên tục trên thị trường hiện nay; USDT có sự ràng buộc rõ rệt với thế giới thực, như USD vậy, để duy trì tỷ giá ổn định của mình.
Tether và USD có sự “cột chặt” với nhau. Do đó, giá trị của USDT chỉ biến động xoay quanh ngưỡng khoảng 1 USD; trong khi Bitcoin thậm chí có thể tăng vọt vượt ngưỡng 65,000 USD trong lịch sử.
Rất nhiều nhà giao dịch tiền điện tử sử dụng USDT thay thế cho USD trong việc mua bán. Đây có thể xem là đồng tiền điện tử stablecoin lớn nhất và luôn nằm trong top 5 đồng coin có vốn hoá thị trường nhiều nhất hiện tại.
Vấn đề mà Tether gặp phải chủ yếu đứng đằng sau sự kiện Evergrande từ Trung Quốc khi nó được nhận sự hỗ trợ lớn từ các thương phiếu của Bắc Kinh. Dù không trực tiếp dính dáng tới vụ việc Evergrande, nhưng hiệu ứng domino có thể thôi bay thị trường tiền ảo bất ảo. Các stablecoin tương tự như USDT thường được sử dụng để mua bán Ethereum hoặc Bitcoin. Khi USDT sụp đổ, khả năng nó sẽ khiến hệ sinh thái tiền điện tử bị huỷ hoại nghiêm trọng.
Theo báo cáo hồi tháng 5, công ty phát hành USDT công bố dự trữ đảm bảo cho đồng tiền số này – trong đó chỉ có khoảng 2.9% là tiền mặt, còn lại là thương phiếu dưới dạng nợ ngắn hạn, không có tài sản đảm bảo nào. Tỉ lệ này đồng nghĩa Tether nằm trong nhóm 10 những đồng tiền số có lượng thương phiếu lớn nhất toàn cầu. Mối lo ngại ở đây là Tether tương tự như một quỹ thị trường tiền tệ truyền thống nhưng lại không có sự điều tiết nào. Ngoài ra, Tether Holding Ltd. được điều hành bởi những tổ chức và cá nhân không có giấy phép; đồng thời các hoạt động của Tether cũng không có sự kiểm soát nào.
Rõ ràng thì thật khó để dự đoán về một kịch bản rõ ràng về sự biến mất của USDT sẽ ảnh hưởng ra sao tới thị trường crypto, nhưng một điều chắc chắn rằng nó sẽ để lại lỗ hổng rất lớn và khiến tâm lý đầu tư sụt giảm.
Theo bạn, điều gì sẽ diễn ra khi Tether không còn là một stablecoin an toàn và được phổ biến? Hãy chia sẻ quan điểm của mình với Fiahub nhé!
Đừng quên mọi thắc mắc về thị trường, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với đội ngũ Support của chúng tôi 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog