Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF muốn phân biệt và điều chỉnh các tài sản tiền điện tử hơn là việc phải thực thi lệnh cấm hoàn toàn, cho biết những biện pháp can thiệp mạnh tay vào thị trường điện tử đã được chuẩn bị sẵn cho tình huống khẩn cấp.
Phát biểu bên lề cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 tại Bengaluru, Ấn Độ, Giám đốc điều hành IMF – Kristalina Georgieva đã giải thích cách cơ quan này xem xét các tài sản kỹ thuật số và những gì họ muốn thấy về mặt quy định đối với chúng.
“Chúng tôi rất ủng hộ việc điều chỉnh thế giới tiền kỹ thuật số, và đây là ưu tiên hàng đầu, Georgieva phát biểu
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg được công bố vào ngày 27 tháng 2, Georgieva đã trả lời câu hỏi xoay quanh khả năng cấm hoàn toàn tiền điện tử. Bà nhận thấy việc phân loại tiền kỹ thuật số hiện nay vẫn còn nhiều điểm bất cập và nhầm lẫn, đặc biệt là stablecoin.
“Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là phân biệt giữa các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương được hỗ trợ bởi nhà nước và các tài sản tiền điện tử và stablecoin được phát hành công khai.”
Chia sẻ quan điểm về tính an toàn của tiền điện tử, Georgieva cho rằng các stablecoin được hỗ trợ đầy đủ tạo ra một không gian tốt cho nền kinh tế, nhưng các tài sản tiền điện tử không được hỗ trợ là đầu cơ, rủi ro cao và về mặt lý thuyết không phải là tiền.
"There has to be more regulation,” IMF Managing Director Kristalina Georgieva says https://t.co/TMq6eWWwwf
— Bloomberg Crypto (@crypto) February 25, 2023
Về pháp lý, các tài liệu và khuyến nghị thiết lập các tiêu chuẩn cho khung pháp lý tiền điện tử toàn cầu chỉ ra rằng tiền điện tử không thể được xem như tiền tệ quốc gia hợp pháp. Tuy nhiên không phải vì lý do này mà cấm chúng, việc loại bỏ tiền điện tử sẽ gây ra rủi ro lớn hơn đối với sự ổn định tài chính trên toàn thế giới.
Xem thêm: Quan điểm sử dụng và quản lý Bitcoin trên thế giới hiện nay
Tuy nhiên, các quy định tốt, khả năng dự đoán và biện pháp bảo vệ nhà đầu tư hay người tiêu dùng sẽ là điều mà các quốc gia cần nghiêm túc thực hiện, chứ không phải xem xét việc có nên cấm tiền điện tử hay không, Georgieva nói.
Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đang cùng nhau chuẩn bị đưa ra các hướng dẫn về khung pháp lý, dự kiến vào nửa cuối năm nay.
Quang Ngo là một tech content creator với nền tảng về Data Science và AI. Bắt đầu tìm hiểu về công nghệ blockchain và tiền điện tử từ 2022, hiện Quang Ngo nghiên cứu về một số ứng dụng của blockchain trong mảng dữ liệu tài chính và mua sắm, đồng thời đảm nhận biên soạn các bài viết chia sẻ kiến thức về các kỹ thuật và công nghệ trong blockchain, cũng như cập nhật các thông tin HOT trên thị trường dưới góc nhìn của một người am hiểu về tiền điện tử và blockchain