Lọt top 5 dự án được Coinbase list trong tuần đầu tiên của tháng 05 năm nay, cùng với các dự án: CTSI, TRB, RLC và MIR. Dự án cuối cùng đó chính là ICP.
Vậy dự án ICP là gì? Vì sao lại được chú ý như vậy? Fiahub mời các bạn điểm qua 1 vài nét đáng chú ý từ dự án này nhé!
Nội dung bài viết
ICP là gì?
Ngoại trừ MIR, thì 4 dự án còn lại đều thuộc các dự án Infrastructure, những nền tảng để phát triển DeFi và Blockchain nói chung.
ICP là từ viết tắt của Internet Computer Protocol, là Blockchain đầu tiên trên thế giới chạy ở tốc độ web với dung lượng không giới hạn.
Nó cũng đại diện cho sự đổi mới của Blockchain, cùng với Bitcoin và Ethereum – là một máy tính Blockchain có quy mô tính toán dữ liệu hợp đồng thông minh, chạy theo tốc độ web, xử lý và lưu trữ dữ liệu hiệu quả, đồng thời cung cấp các khung phần mềm mạnh mẽ cho các nhà phát triển.
ICP được thiết kế để giải quyết một số thách thức lớn phải đối mặt với internet truyền thống ngày nay – chẳng hạn như bảo mật hệ thống kém, độc quyền dịch vụ internet và lạm dụng dữ liệu cá nhân người dùng.
Để làm cho điều này trở nên khả thi, ICP cung cấp một cách mới mang tính cách mạng để xây dựng các dịch vụ internet được mã hóa, nền tảng toàn ngành, hệ thống tài chính phi tập trung và thậm chí cả các hệ thống và trang web doanh nghiệp truyền thống.
ICP có tính phi tập trung, không phụ thuộc vào bất cứ một hệ thống máy tính nhỏ lẻ nào, mà hoạt động bằng sự đóng góp của tất cả các máy tính cá nhân trong hệ thống. Điều này khiến cho bảo mật mạng lưới được đảm bảo, cũng như khiến cho quá trình phát triển frontend website trở nên dễ dàng khi người dùng có thể truy cập ứng dụng qua các trình duyệt web và điện thoại.
Nhà sáng lập ICP
Dự án được thành lập vào tháng 10 năm 2016 bởi Dominic Williams và đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ cộng đồng tiền điện tử.
Dominic Williams là Người sáng lập và là Nhà khoa học chính của Quỹ DFINITY. Anh ấy là một nhà lý thuyết tiền điện tử, chịu trách nhiệm phát minh ra Threshold Relay, Probabilistic Slot Consensus, và các kỹ thuật tiền điện tử mới khác, doanh nhân nối tiếp và là thành viên ban đầu của cộng đồng kỹ thuật Bitcoin và Ethereum. Trước đây, ông từng là Chủ tịch và CTO của String Labs, là người tiên phong ban đầu của DeFi tại Mirror Labs, đồng thời là Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Fight My Monster, một trò chơi MMO dành cho trẻ em có quy mô hàng triệu người dùng. Ông cũng thành lập một số công ty khởi nghiệp như System7, Airdocs và Smartdrivez. Tốt nghiệp King’s College London hạng Nhất về Khoa học Máy tính.
Quỹ DFINITY là gì?
Dự án ICP do Quỹ DFINITY – Một tổ chức nghiên cứu khoa học phi lợi nhuận có trụ sở tại Zurich – Thụy Sĩ, ươm tạo và phát động, bao gồm các nhà mật mã học và hệ thống phân tán và chuyên gia ngôn ngữ lập trình hàng đầu thế giới, với gần 100.000 trích dẫn học thuật và 200 bằng sáng chế chung.
Các nhà công nghệ đáng chú ý tại DFINITY bao gồm: Jan Camenisch, Andreas Rossberg, Ben Lynn, Jens Groth, Timo Hanke, Paul Liu và Johan Georg Granström.
Vào ngày 18 tháng 12 năm 2020, DFINITY ra mắt mạng chính alpha của ICP. Trong bước cuối cùng hướng tới phân quyền, vào ngày 10 tháng 5 năm 2021, DFINITY đã đưa ICP vào phạm vi công cộng. Cột mốc quan trọng này có nghĩa là Internet hiện hoạt động như một máy tính toàn cầu phi tập trung – được đánh dấu bằng việc phát hành tất cả mã nguồn của ICP vào miền công cộng, cũng như mã thông báo tiện ích ICP cho phép hàng chục nghìn thành viên cộng đồng quản lý mạng lưới cùng lúc.
Quỹ DFINITY đã huy động được tổng cộng 121 triệu đô la từ: Andreessen Horowitz, Polychain Capital, SV Angel, Aspect Ventures, Electric Capital, ZeroEx, Scalar Capital và Multicoin Capital, và một số người ủng hộ Ethereum ban đầu đáng chú ý.
Quá trình phát triển ICP
- Copper: Dfinity cho ra mắt phiên bản đầu tiên của ICP, mang tên the DFINITY Canister SDK (V0.3.0). Họ cũng cho ra mắt một ngôn ngữ lập trình mới đặc chuẩn cho việc phát triển dự án trên nền tảng mới này, sử dụng WebAssembly.
- Bronze: Ra mắt World Economic Forum – nền tảng mạng xã hội đầu tiên được phát triển trên ICP, mang tên là LinkedUp (phiên bản trên web mở của LinkedIn). Cùng trong giai đoạn này, một số ứng dụng demo khác cũng được khởi chạy trên ICP.
- Tungsten: Giai đoạn phát triển này cho phép các nhà phát triển có thể tham gia xây dựng dApp trên nền tảng ICP. Hệ sinh thái các cơ sở hạ tầng phục vụ nhà phát triển trên nền tảng được mở rộng nhanh chóng. Các hoạt động tiêu biểu có thể kể tới Tungsten Hackathon 48 giờ.
- Sodium: Ra mắt hệ thống quản trị thuật toán NNS, phục vụ quá trình quản trị nền tảng. Các validators muốn đóng góp vào bảo mật của nền tảng cần phải được hệ thống này xác nhận và cấp phép. NNS cũng xử lý việc trao thưởng cho các validators và delegators, từ đó đưa token ICP vào vận hành.
- Mercury: Mainnet của ICP ra mắt. Thời gian ra mắt được Dfinity thông báo lần đầu tiên vào 2018, nhưng lùi lại vào cuối năm 2020. Cuối cùng, dự án thông báo sẽ cho ra mắt public mainnet vào 07/05/2021.
Điểm nổi bật của Internet Computer Protocol
Cấu trúc của Internet Computer Protocol bao gồm 4 tầng như hình phía dưới. Thông qua các smart contract được gọi là canisters, người dùng và các nhà phát triển có thể triển khai code, lưu trữ dữ liệu trên tầng trên cùng – Internet Computer Protocol.
Sau khi tương tác với phần Protocol, dữ liệu sẽ đi xuống hai tầng dưới bao gồm ICP Protocol, IP/Internet và tới Trung tâm dữ liệu người dùng.
Sử dụng Internet Computer Protocol sẽ cho phép người dùng tạo các website, phát triển dApps, hệ thống bằng cách đưa thẳng các dữ liệu phát triển lên trên mạng internet mở.
Thông qua Network Nervous System (NNS) được phát triển bởi Dfinity Foundation, các nhà phát triển và người dùng sẽ có quyền quyết định dữ liệu của mình được ai truy cập, trao lại quyền quản lý dữ liệu cho người dùng cuối. Bởi vậy, thông tin của người dùng dApp sẽ không rơi vào tay các chủ server, các nhà phát triển server như Facebook, Google,…
Để được chạy node trên nền tảng ICP, các Validator phải được cấp chứng nhận DCID (Data Center Identity) thông qua cơ chế quản trị bằng thuật toán của hệ thống NNS (Network Nervous System). Dfinity Foundation nói rằng, khả năng thực hiện giao dịch trên nền tảng của họ sẽ chỉ tốn 3 – 5 giây – một con số đáng ngưỡng mộ so với nền tảng Ethereum hiện tại.
Tầm nhìn
Hướng đi của Internet Computer Protocol là kết hợp sức mạnh của số lượng lớn các máy tính trên toàn cầu lại với nhau để cùng tạo ra một hệ thống máy tính thống nhất giúp giải quyết các ứng dụng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, đồng thời vẫn đảm bảo được tính phi tập trung của dự án.
Lộ trình trong vòng 20 năm tới của dự án đã được DFINITY Foundation thông báo, cụ thể:
- Trong vòng 5 năm tới: Các trường học sẽ cung cấp kiến thức về Internet Computer và Motoko (ngôn ngữ lập trình của dự án). Áp dụng ICP vào các dịch vụ internet công cộng để theo dõi mức độ thành công.
- Trong vòng 10 năm tới: Internet Computer sẽ dần dần cạnh tranh với những “ông lớn” trong hệ sinh thái Internet độc quyền hiện tại, từ đó dần dần đưa DeFi sánh ngang với các công nghệ tài chính truyền thống.
- Trong vòng 20 năm tới: Đưa ICP trở nên lớn mạnh hơn so với những hệ thống internet hiện tại. Phần lớn các cấu trúc hạ tầng quan trọng sẽ sử dụng Internet Computer, từ đó mọi người có thể kiểm soát quyền riêng tư cũng như sự tự do trong không gian mạng của mình.
Tổng kết
Có thể nói, việc ICP được các “ông lớn” Coinbase, Binance, Huobi,… list ngay từ khi mới được ra mắt đã cho thấy tiềm năng của đồng tiền điện tử này là lớn như thế nào.
Mặc dù vậy, bởi vì chỉ mới ra mắt phiên bản mainnet vào ngày 10/5, cho nên các ứng dụng phi tập trung (dApps) chạy trên hệ sinh thái của dự án này còn rất sơ khai so với những mạng lưới khác. Đây cũng có thể được cho là cơ hội khai phá “miền đất hứa ” cho những nhà đầu tư ưa thích sự mạo hiểm.
Liệu tham vọng thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp Internet cũ kỹ, chậm chạp và đầy rẫy những “bê bối” liên quan tới dữ liệu người dùng ở thời điểm hiện tại của ICP có thành hiện thực?
Nếu là bạn, bạn có đầu tư vào ICP không? Nhớ cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường Crypto tại blog của Fiahub – Sàn giao dịch hàng đầu Việt Nam nhé!
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều bên.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.