Nếu bạn là một nhà đầu tư (NĐT) tiền điện tử thì chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến công cụ Trading View rồi. Đây là một công cụ giúp bạn tổng hợp nhanh các biến động về chỉ số giá cho thị trường tiền điện tử nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Nó có những tính năng miễn phí và rất nhiều NĐT sử dụng nó hàng ngày. Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để sử dụng Trading View vào trong giao dịch tiền điện tử như thế nào cho hiệu quả nhé.
Nội dung bài viết
Những điều bạn cần biết về Trading View
Như mình đã nói ở trên, Trading View là một công cụ giúp bạn theo dõi các biến động về chỉ số giá cho thị trường tiền điện tử, Forex hay chứng khoán,… Ý tưởng về một công cụ theo dõi giá như thế này không phải là mới. Bản thân tại các sàn giao dịch tiền điện tử bạn cũng có thể tìm được các thông tin về giá cả và biểu đồ này.
Vậy điều gì đã khiến Trading View trở nên ưu việt hơn so với các công cụ khác hiện nay? Dưới đây là 2 trong nhiều tính năng giúp làm nên tên tuổi của Trading View.
- Thứ nhất, công cụ tương tác với biểu đồ giá. Nếu như bạn là một người thường xuyên sử dụng các biểu đồ giá tại các sàn giao dịch tiền điện tử thì bạn sẽ thấy có một nhược điểm là hầu như bạn chỉ dùng nó để xem giá. Nếu như bạn muốn thao tác vẽ các đường biến động giá trên biểu đồ để có cái nhìn trực quan hơn thì thường những công cụ đó sẽ không hỗ trợ. Nhưng đến với Trading View, bạn được cung cấp những bộ công cụ nhỏ phục vụ cho những mục đích như vậy.
- Thứ hai, thư viện các chỉ báo kỹ thuật. Đây có lẽ chính là khác biệt lớn nhất của Trading View. Tại đây bạn có thể dễ dàng tìm thấy những chỉ báo cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu và phân tích biểu đồ như RSI, SMA, MACD,… Những chỉ số này là có sẵn, và khi lựa chọn nó bạn chúng sẽ hiển thị được trên biểu đồ, từ đó giúp bạn phân tích và dự đoán về những biến động sắp tới của đồng coin một cách có căn cứ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tạo ra những chỉ báo của riêng mình tại đây.
Ngoài 2 tính năng này ra, bạn có thể bắt gặp nhiều những tính năng khác mà công cụ này mang lại như việc đưa ra các phân tích, nhận định về đồng coin hoặc là những ý tưởng có thể xảy đến với một đồng coin bất kỳ,…
Tuy nhiên, để bạn không bị rối trong quá trình sử dụng công cụ này vào việc đầu tư tiền điện tử, ở phần tiếp theo của bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng những tính năng thông dụng và nên dùng nhất của công cụ này nhé.
Hướng dẫn sử dụng Trading View cho người mới
Trading View là một dạng công cụ trả phí. Mức phí dao động ở thời điểm hiện tại từ $14.95 – $59.95. Sự khác nhau giữa các mức giá này thường là số lượng chỉ số bạn có thể sử dụng đồng thời trên một biểu đồ, số lượng cảnh báo,…
Bảng giá sử dụng Trading View.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phiên bản miễn phí mà công cụ này cung cấp. Đương nhiên, với phiên bản này bạn sẽ bị giới hạn một số tính năng về số lượng chỉ số và thường xuyên bị chèn quảng cáo trong quá trình sử dụng. Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về công cụ này, lời khuyên cho bạn là nên bắt đầu với bản miễn phí trước sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Xem biểu đồ trên Trading View
Biểu đồ hay Chart trên Trading View từ lâu đã là một đặc sản của công cụ này rồi. Họ làm rất tốt trong vấn đề này. Ở đây, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm biểu đồ của các hình thức như tiền điện tử, Forex hay chứng khoán,… Đồng thời với cùng một đồng coin, bạn có thể tìm kiếm biến động giá và biểu đồ trên các sàn khác nhau như Binance, OKEx,… Nghĩa là bạn sẽ không phải vất vả đến từng trang để xem bảng giá nữa. Thay vì vậy, chỉ cần sử dụng Trading View là bạn có thể tìm thấy tất cả. Để sử dụng tính năng này bạn làm như sau.
Tại màn hình giao diện chính bạn chọn mục Chart (Biểu đồ).
Chọn mục Chart trên Website của Trading View.
Tại đây, một biểu đồ mặc định sẽ mở ra (thường là biểu đồ biến động giá cổ phiếu của Apple – AAPL). Bạn sẽ thấy giao diện như hình dưới đây. Một biểu đồ thông thường sẽ có thể chia thành 05 phần như sau:
Bố cục 5 phần của một chart trên Trading View.
Phần 1: Đây là khu vực chính của biểu đồ.
Nó sẽ hiển thị các biến động về giá, mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất, giá bắt đầu của ngày,… Phần này cũng tương tự như biểu đồ của các công cụ khác mà chúng ta thường thấy.
Phần chart chính.
Phần 2: Đây là khu vực để chọn lựa loại biểu đồ
Tại đây bạn bạn có thể chọn lựa loại biểu đồ (crypto hay Forex), các chỉ số liên quan, phóng to thu nhỏ,… Giả sử bạn muốn xem biểu đồ giá cặp tiền BTC/USDT trên sàn Binance chẳng hạn, bạn sẽ chọn cặp tiền tương ứng theo các bước dưới đây:
Bấm chọn biểu tượng ký hiệu biểu đồ cần theo dõi (phần khoanh đỏ).
Lựa chọn thay đổi cặp đồng coin.
Nhập ký tự đồng coin cần theo dõi và lựa chọn cặp tiền trên các sàn tương ứng bạn cần.
Nhập cặp đồng coin và tìm kiếm sàn tương ứng.
Và đây là biểu đồ BTC/USDT trên sàn Binance.
Kết quả của biểu đồ bạn mong muốn.
Phần 3: Thao tác trên biểu đồ
Có khi nào bạn để ý thấy ở một số biểu đồ phân tích kỹ thuật thường thấy những đường kẻ mô phỏng xu thế của đồng coin như ở hình dưới đây hay chưa? Đó là việc sử dụng các công cụ do chính Trading View cung cấp. Ở phần này, mình sẽ hướng dẫn cách để vẽ các trend line trên biểu đồ giá tại Trading View nhé.
Ví dụ về việc vẽ trend line trên Trading View.
Trước tiên, hãy cùng quay lại với giao diện biểu đồ chính. Bạn nhìn sang mục 3 như hình dưới đây.
Các công cụ vẽ trend line được tích hợp sẵn trên Trading View.
Tại đây sẽ có các công cụ cần thiết cho bạn để xây dựng trend line. Bạn có thể sử dụng công cụ vẽ đường thẳng, hoặc hình đa diện nối nhiều điểm trên biểu đồ lại với nhau. Giả sử bạn nối các đỉnh với đỉnh, đáy với đáy lại với nhau để dự đoán về xu hướng sắp tới của đồng coin.
Vẽ các trend line bằng việc sử dụng công cụ đường thẳng.
Phần 4: Tùy biến biểu đồ
Ở phần này, bạn có thể sẽ thấy thích thú với một số tính năng sau đây:
- Text notes: Đây là khu vực giúp bạn có thể ghi chú lại mọi thứ trong quá trình thực hiện giao dịch.
- Pine editor: Ngoài ra, nếu bạn có khả năng về lập trình, bạn có thể tùy biến biểu đồ theo ý thích và mục đích riêng với phần này.
- Strategy tester: Bạn xây dựng các chiến lược trade coin và có thể thử nghiệm mức độ hiệu quả ở đây để đo lường trước khi áp dụng chính thức.
Phần tùy biến biểu đồ trên Trading View.
Phần 5: Watchlist
Thông thường, trong thị trường tiền điện tử nói riêng, sự biến động của một đồng coin bất kỳ có thể gây ảnh hưởng đến các đồng coin khác. BTC làm ví dụ. Khi BTC tăng hoặc giảm thì thông thường kéo theo đó là sự tăng hoặc giảm của các đồng altcoins. Do đó, nếu như bạn đang theo dõi đồng BTC, bạn có thể thêm các đồng altcoins khác mà mình quan tâm vào mục watchlist này.
Để làm được như vậy, bạn thao tác như sau. Bấm chọn ký tự (+) ở phần watchlist.
Thêm cặp đồng coin cần theo dõi.
Tiếp đến bạn thêm ký tự cặp tiền cần theo dõi và chọn sàn mong muốn. Giả sử mình sẽ chọn cặp ETH/USDT trên sàn Binance nhé.
Lựa chọn cặp đồng coin và sàn tương ứng.
Sau đó ở phần dưới của watchlist bạn sẽ thấy hiển thị các thông tin về cặp tiền đó với các chỉ số cơ bản như mức giá gần nhất, biên độ thay đổi, tỷ lệ phần trăm thay đổi giá. Lưu ý, các chỉ số nếu màu đỏ là báo hiệu giá giảm, màu xanh là báo hiệu giá đang có chiều hướng tăng nhé.
Thêm chỉ báo kỹ thuật có sẵn vào biểu đồ
Tiếp đến, để hiển thị các chỉ báo kỹ thuật, bạn làm như sau. Vẫn tại giao diện biểu đồ đó, bạn chọn mục như hình dưới đây.
Thêm các chỉ báo kỹ thuật cho biểu đồ.
Tiếp đến, bạn nhập chỉ báo kỹ thuật bạn muốn sử dụng. Giả sử mình sẽ hiển thị chỉ báo MACD nhé. Sẽ có rất nhiều chỉ báo liên quan đến MACD nhưng thường được xếp thành 2 loại:
- Build-ins: Là những chỉ báo mặc định của công cụ. Nó được phát triển bởi chính đội ngũ làm nên công cụ đó. Nếu bạn là người mới thì nên sử dụng các chỉ báo ở mục này.
- Public library: Là những chỉ báo được cung cấp bởi những người dùng của công cụ này. Mỗi chỉ báo này sẽ được thiết kế theo một loại hình khác nhau nên để có thể sử dụng nó hiệu quả, tốt hơn hết là bạn nên hiểu kỹ về nó.
Nhập tên và chọn dạng chỉ báo thích hợp.
Sau khi chọn xong, quay lại giao diện khu vực biểu đồ chính, bạn sẽ thấy hình như dưới đây.
Hiển thị chỉ báo trên biểu đồ chính.
Kết luận
Trading View là một công cụ có thể nói gần như toàn diện giúp bạn có thể quan sát, theo dõi sự biến động của các cặp đồng coin. Ngoài một số tính năng cơ bản trên, bạn cũng có thể tìm kiếm một số các ý tưởng từ việc phân tích coin của các thành viên trong cộng đồng ở mục Ideas. Tuy nhiên, hãy chỉ sử dụng nó để tham khảo và nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định có áp dụng nó hay là không nhé.
Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn có được những kiến thức cần thiết để sử dụng Trading View vào việc giao dịch tiền điện tử của mình. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu như bạn thấy nó hữu ích nhé.
Mua Bitcoin, Mua BTC
Mua Ethereum, Mua ETH
Mua Tether, Mua USDT