Bạn là một nhà giao dịch tiền điện tử nhưng bạn có biết về hợp đồng quyền chọn – Options Contract? Vậy hợp đồng quyền chọn là gì và ứng dụng, ưu nhược điểm của nó là gì? Hãy cùng Fiahub tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
1. Khái niệm
Hợp đồng quyền chọn hay Options Contract là một thỏa thuận mà nhà đầu tư khi tham gia hợp đồng có quyền mua bán tài sản ở một mức giá xác định trước, có thể xảy ra trước hay tại thời điểm nhất định.
Nghe có vẻ khá tương đồng với hợp đồng tương lai nhưng ở đây, các nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn không nhất thiết phải thực hiện nghĩa vụ vị của mình. Hợp đồng quyền chọn thường được sử dụng cho việc phòng tránh rủi ro có thể xảy ra ở vị thế hiện tại hoặc ứng dụng để đầu cơ giá.
2. Phân loại
Hiện nay, có 2 loại quyền chọn cơ bản, đó là:
- Call Options (quyền chọn mua): người chủ sở hữu hợp đồng quyền chọn này được mua các tài sản bảo đảm trong tương lai, với mức giá đã được định trước.
- Put Options (quyền chọn bán): người chủ sở hữu hợp đồng chọn này được bán các tài sản bảo đảm trong tương lai với một mức giá đã được định trước.
Từ đó, các nhà đầu tư thường:
- Mua quyền chọn mua (Call Options) khi dự đoán là tài sản cơ sở sẽ tăng giá
- Mua quyền chọn bán (Put Options) khi dự đoán tài sản cơ sở sẽ giảm giá
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng sẽ kết hợp cả hai loại hợp đồng nhằm có lợi cho việc dự đoán giá và biến động từ thị trường.
3. Thành phần của hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn sẽ có ít nhất 4 thành phần: kích cỡ, giá thực hiện, ngày đáo hạn và phí thực hiện.
- Volume (kích cỡ): số lượng hợp đồng được giao dịch
- Expiry Date (ngày đáo hạn): ngày mà sau đó nhà đầu tư sẽ không thể thực hiện quyền chọn nữa
- Strike Price (giá thực hiện): giá thoả thuận của tài sản sẽ được mua/bán (trong trường hợp người mua hợp đồng quyết định thực hiện quyền chọn)
- Premium (phí thực hiện): giá mua hợp đồng quyền chọn. Nhà đầu tư phải trả số tiền này để có được quyền chọn; phí này biến động khi càng đến gần ngày đáo hạn.
4. Cách thức hoạt động
Sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi nhà đầu tư tiến hành mua hợp đồng quyền chọn:
- Nếu giá thực hiện < giá thị trường: nhà đầu tư có thể mua tài sản cơ sở với mức giá thấp rồi sau khi cộng cả phí thực hiện quyền chọn, họ tiến hành chọn thực hiện hợp đồng để kiếm lời.
- Nếu giá thực hiện > giá thị trường: nhà đầu tư không có lý do tiến hành quyền chọn và hợp đồng bị coi là không giá trị. Khi đó, người mua chỉ mất phí mua quyền chọn.
Mặc dù người mua được lựa chọn có hoặc không thực hiện quyền chọn mua hay bán của mình, nhưng người bạn phải tiến hành thực hiện vị thế của mình nếu người mua quyết định thực hiện. Khi người mua quyền chọn mua tiến hành thực hiện hợp đồng, người bán phải có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở; và ngược lại.
Điều này đồng nghĩa người bán quyền chọn chịu nhiều rủi ro hơn người mua. Nếu mức thua lỗ của người mua quyền chọn chỉ ở giới hạn giá trị của phí mua quyền chọn cần thanh toán theo hợp đồng thì người bạn quyền chọn có thể mất nhiều hơn, phụ thuộc vào giá thị trường của tài sản cơ sở.
Với một số hợp đồng, nhà đầu tư thực hiện quyền chọn của mình ở bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn; được gọi là hợp đồng kiểu Mỹ. Ngược lại thì hợp đồng chỉ có thể thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng là hợp đồng kiểu Âu.
5. Đặc điểm chung
Ưu điểm
- Hợp đồng quyền chọn giúp nhà đầu tư ngăn ngừa rủi ro thị trường cho các vị thế có sẵn
- Cho phép nhà đầu tư linh hoạt trong việc đầu cơ giá của tài sản cơ sở
- Có thể kết hợp nhiều chiến lược và cách giao dịch, cùng cơ chế phần thưởng và rủi ro riêng biệt
- Lợi nhuận tiềm năng từ mọi xu hướng thị trường tăng/ giảm hay không đổi
Nhược điểm
- Không phải lúc nào cũng dễ hiểu trong việc tính toán phí hợp đồng hay cơ chế hoạt động
- Nhiều rủi ro với người bán
- Chiến lược giao dịch khá phức tạp
- Bị ảnh hưởng bởi mức độ thanh khoản thấp, kém hấp dẫn với hầu hết các nhà giao dịch
- Giá trị hợp đồng quyền chọn biến động và xu hướng giảm khi gần tới ngày đáo hạn
6. Sự khác nhau giữa hợp đồng thông minh và hợp đồng quyền chọn
Cả hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai đều là công cụ phái sinh phổ biến trong thị trường crypto nhưng có điểm khác biệt lớn trong cơ chế thanh lý hợp đồng.
Hợp đồng tương lai luôn thực hiện khi đạt tới ngày đáo hạn, các chủ hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý trao đổi tài sản cơ sở hoặc tương ứng bằng tiền mặt.
Hợp đồng quyền chọn chỉ thực hiện dựa trên quyết định của người nắm giữ hợp đồng; khi người chủ hợp đồng thực hiện quyền chọn, người bán hợp đồng mới cần thực hiện nghĩa vụ giao dịch tài sản cơ sở.
7. Các chiến lược khi giao dịch quyền chọn
Phòng tránh rủi ro – Hedging
Ứng dụng phổ biến của hợp đồng quyền chọn là phòng tránh rủi ro. Nhà đầu tư mua quyền chọn bán với những vị thế mình nắm giữ. Khi tổng giá trị của vị thế mà họ nắm giữ giảm do giá giảm, họ có thể tiến hành tùy chọn bán để cắt lỗ.
Đầu cơ
Hợp đồng quyền chọn cũng có thể ứng dụng cho việc buôn bán đầu cơ; ví dụ khi nhà đầu tư tin rằng giá trị của tài sản cơ sở sẽ tăng thì họ sẽ lựa chọn quyền chọn mua.
8. Kết luận
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về hợp đồng quyền chọn trong tiền điện tử. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này và sự khác nhau của nó với hợp đồng tương lai. Sau cùng, chúc các bạn đầu tư thành công và sinh lời từ thị trường crypto.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog