Hai nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đề xuất một dự luật nhằm mang lại mức độ minh bạch cao hơn liên quan đến các khoản dự trữ do các tổ chức phát hành stablecoin kiểm soát.
Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới. Do đó, mọi hành động của nó đối với lĩnh vực tiền điện tử đều được cả thế giới chú ý. Độc giả quan tâm đến câu chuyện tiền điện tử tại xứ sở cờ hoa này có thể đọc thêm các bài viết liên quan tại đây.
Quay lại cậu chuyên của ngày hôm nay, chúng ta sẽ không nhắc đến CBDC hay tiền điện tử E-Cash mà Hoa Kỳ đang dự định ra mắt thời gian gần đây. Thứ được nhắc đến trong dự luật lần này lại là stablecoin. Trước giờ thì stablecoin vẫn được quản lý bởi các tổ chức tư nhân tại quốc gia này và nó là một trong 2 thái cực mà Fiahub đã nhiều lần nhắc đến trong các bài viết của mình.
Về cơ bản thì stablecoin là loại tiền điện tử được neo 1:1 với các loại tiền tệ fiat như đô la Mỹ. Hiểu một cách đơn giản thì để có một đồng stablecoin lưu hành ngoài thị trường thì cần có một đô la Mỹ hoặc các khoản tương đương có thể đổi được trong kho dự trữ. Mối quan tâm ngày càng tăng về tính bảo mật của stablecoin đã thu hút sự chú ý của các nhà lập pháp. Điều này khiến cho họ yêu cầu sự minh bạch trong phân khúc tài sản này.
Theo thông báo của văn phòng Thượng nghị sĩ Hagerty, dự luật mới được giới thiệu sẽ yêu cầu stablecoin được hỗ trợ bởi chứng khoán Chính phủ có kỳ hạn dưới 12 tháng hoặc đô la Mỹ và yêu cầu các nhà phát hành stablecoin công bố báo cáo đã kiểm toán về dự trữ của họ được thực hiện bởi các kiểm toán viên của bên thứ ba. Điều này có thể hiểu là các nhà lập pháp Mỹ đang đẩy mạnh các biện pháp để giữ cho ngành công nghiệp 190 tỷ USD (theo CoinGecko) trở nên minh bạch hơn. Bởi lẽ, tính minh bạch liên quan đến các nhà phát hành stablecoin là một vấn đề ngày càng tăng trong ngành khi Tether (USDT) liên tục gặp các lời cáo buộc về việc họ không có đủ khoản tiền dự trữ như vẫn công bố.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý là dự luật này sẽ không trang bị cho các cơ quan quản lý quyền lực để tác động đến ngành công nghiệp stablecoin nhằm kiến nó không còn tồn tại hoặc để áp đặt các yêu cầu khó khăn đối với các nhà phát hành stablecoin hiện nay. Nói cách khác, mục đích của dự luật không phải là để kìm hãm sự đổi mới công nghệ. Nó chỉ cung cấp cho ngành công nghiệp ý tưởng về việc tuân thủ quy định sẽ như thế nào trong tương lai.
Trên thực tế, nếu dự luật này được thông qua, USDT và USDC là hai trong số những đồng stablecoin đầu tiên sẽ được nhắm tới. Về Tether, đây là đồng ổn định lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường ở thời điểm hiện tại. Nó đã và đang gặp các tranh cãi về tỷ lệ dự trữ mà chúng ta đã nói đến ở bên trên. Ví trí thứ hai là dành cho USDC cũng đang gặp vấn đề tương tự. Theo báo cáo của Grant Thornton, kể từ tháng 7 năm ngoái, có tranh cãi rằng Circle, công ty đứng sau USDC, chỉ nắm giữ 61% dự trữ bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Một tháng sau, Circle đã chuyển đổi hoàn toàn khoản dự trữ của mình sang tiền mặt và trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ ngắn hạn như là một động thái nhằm trấn an cộng đồng USDC. Hiện Circle sẽ giữ khoản dự trữ trị giá khoảng 50 tỷ USD của mình với Ngân hàng New York Mellon, một trong những ngân hàng lâu đời nhất ở Mỹ.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.