Bất kỳ ai đã tìm hiểu về tiền điện tử đủ lâu đều có thể đã nghe đến thuật ngữ ‘Hard Cap’. Nó thường đề cập đến giới hạn về số lượng token mà dự án đưa vào lưu hành. Chẳng hạn, Bitcoin có giới hạn cứng là 21 triệu coin. Một khi tất cả những đồng tiền này được đưa vào lưu thông thì không thể sản xuất ra đồng tiền mới nào nữa. Sự khan hiếm này sẽ thúc đẩy giá BTC trong tương lai.
Tuy nhiên, nguồn cung lưu thông không phải là bối cảnh duy nhất sử dụng thuật ngữ ‘hard cap’. Nó cũng có thể được sử dụng để mô tả tính kinh tế của ICO, IEO, IDO hoặc bất kỳ chiến dịch gây quỹ tiền điện tử nào khác.
Trong bối cảnh này, nó cũng có một thuật ngữ đối ngược được gọi là ‘Soft Cap’. Chúng ta hãy cùng giải thích cả hai khái niệm này, cách chúng hoạt động cũng như ưu và nhược điểm của chúng.
Nội dung bài viết
Hard Cap khi gọi vốn tiền điện tử là gì?
Khi nói đến ICO, IDO, IEO hoặc bất kỳ hình thức góp vốn tiền điện tử nào khác, Hard Cap là số tiền tối đa mà một dự án đang tìm cách thu thập thông qua việc bán token của nó.
Sau khi đạt đến giới hạn này, sẽ không có thêm token nào để mua nữa. Các dự án chọn con số Hard Cap dựa trên chi phí phát triển và các nhu cầu khác của họ.
Soft Cap là gì?
Soft Cap là số tiền tài trợ tối thiểu mà một dự án đang tìm cách huy động thông qua ICO, IDO hoặc IEO. Đó chỉ là con số lý thuyết thuần túy vì nó không được thực thi nghiêm ngặt.
Một số nhà phát triển sẽ sử dụng số tiền nhận được, ngay cả khi họ không đáp ứng được con số này. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu dự án không thể đạt Soft Cap, nhóm sẽ từ bỏ dự án và trả lại tiền cho nhà đầu tư.
Ưu và nhược điểm của việc đặt Hard Cap và Soft Cap
Nhóm phát triển thường sẽ đưa ra lý do cho giới hạn Hard Cap/Soft Cap mà nhóm đã đặt ra. Những lý do này giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về kinh nghiệm của nhóm và cung cấp thông tin chi tiết về những gì họ đang cố gắng đạt được với số tiền tài trợ.
Nếu nhóm đặt giới hạn vốn góp rất cao hoặc thấp hoặc họ tiếp tục mà không có giới hạn vốn góp nào, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo và cần phải nghiên cứu bổ sung về dự án. Đây cũng là cảnh báo nguy hiểm nếu dự án không thể đạt đến Soft Cap, cho thấy các nhà đầu tư không tin tưởng vào tiềm năng tương lai của nền tảng.
ICO bị giới hạn cũng tạo ra sự khan hiếm, làm tăng giá của Token, mang lại lợi ích cho các nhà phát triển dự án và nhà đầu tư. Nếu không có giới hạn, một số lượng lớn token sẽ được đưa vào lưu thông và các nhà đầu tư có thể muốn bán sớm một phần cổ phần của họ.
Điều này có thể làm giảm giá trị của đồng coin và làm chậm sự tăng trưởng của dự án. Nó sẽ hạn chế số lượng Token được cung cấp và khiến cho một số nhà đầu tư không sở hữu số lượng lớn token.
Brave là một ví dụ điển hình về một dự án tiền điện tử đã tung ra Token bằng cách sử dụng ICO có giới hạn. Trình duyệt blockchain đặt giới hạn cứng (Hard Cap) là 35 triệu USD, số tiền này có thể thu thập chỉ trong vòng nửa giây. Sau khi đạt được số tiền này, ICO sẽ bị đóng và các nhà phát triển bắt đầu làm việc với số tiền họ thu được.
Tuy nhiên, không tránh được một số nhược điểm của ICO có giới hạn. Nếu dự án đặt Soft Cap quá thấp, nhóm phát triển có thể nhận được ít tiền hơn mức yêu cầu. Trong trường hợp này, họ sẽ phải tổ chức các vòng tài trợ bổ sung để thu thập số tiền cần thiết để hoàn thành dự án.
Tổng kết
Hard Cap và Soft Cap cho bạn biết rất nhiều điều về một dự án, đội ngũ và tầm nhìn của dự án. Nếu số tiền giới hạn góp vốn của dự án là thực tế so với mục tiêu của nhóm thì đó thường là một dấu hiệu tốt cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, một dự án không có giới hạn có thể cho thấy sự thiếu kế hoạch hoặc có lẽ là điều gì đó nguy hiểm hơn, chẳng hạn như Rug Pull.
Cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về Hard Cap và Soft Cap trong đánh giá việc gọi vốn của một dự án tiền điện tử. Đừng quên, mọi thắc mắc về tiền kỹ thuật số, vui lòng liên hệ đội ngũ Support 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog