Giá Bitcoin tại Ukraine có thời điểm đã cao hơn tới 5,000 USD so với các sàn giao dịch khác do nhu cầu tăng đột biến của người dân.
Theo một số thông tin các sàn giao dịch tiền điện tử tại Ukraine đã ghi nhận sự gia tăng đột biến về khối lượng giao dịch. Điều này đến từ việc nhu cầu đối với các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin (BTC) và Tether (USDT) đã giúp đẩy giá trị của những tài sản này cao hơn so với đồng tiền bản đia – Hryvnia. Như một hệ lụy tất yếu, để đảm bảo đồng tiền Hryvnias không bị mất giá, người dân Ukraine đã tạm tìm đến các tài sản kỹ thuật số để trú ẩn an toàn cho dòng tiền. Ngân hàng Quốc gia Ukraine đã áp đặt giới hạn rút tiền mặt hàng ngày là 100,000 Hryvnias (khoảng 3,350 USD) để kiểm soát dòng tiền mặt ra khỏi đất nước.
Như một phản ứng ngược với động thái của ngân hàng quốc gia, ngay sau tuyên bố vào ngày 24/2, sàn giao dịch tiền điện tử Kuna có trụ sở tại Ukraine cung cấp các giao dịch bằng đồng Hryvnia và đồng Ruble của Nga, đã chứng kiến khối lượng giao dịch tăng đột biến. Theo dữ liệu từ CoinGecko, khối lượng của nó tăng từ 1.4 triệu USD lên 4.8 triệu USD, với hầu hết các cặp giao dịch ở Hryvnia (UAH). Đây là mức tăng cao nhất mà nền tảng này từng chứng kiến kể từ tháng 5/2021.
Các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin, Ethereum và Tether cũng chứng kiến nhu cầu gia tăng, điều này luôn đẩy giá trị của chúng lên cao hơn so với trên toàn thế giới. Tại thời điểm viết bài, BTC trên Kuna được giao dịch với giá cao tới 44,362 USD. Ghi nhận cùng thời điểm này, theo CoinGecko, giá BTC hiện ở mức 39,133 USD. Như vậy giá tại Kuna đã cao hơn khoảng 5,229 USD so với các sàn giao dịch tiền điện tử khác. Tether cũng được giao dịch với giá cao tới 1.13 USD, trong khi giá trung bình của nó trên các sàn giao dịch khác là 0.99 USD. Ethereum được bán với giá khoảng 3,114 USD so với mức 2,776 USD trên các sàn khác.
Việc giá Bitcoin tại Ukraine cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới cũng giống với thị trường Hàn Quốc từ trước đến nay. Thậm chí, người ta còn đưa ra chỉ số Kimchi Premium để đo lường mức độ chênh lệch này về giá Bitcoin tại đây. Hình trên cho thấy khoảng cách về giá giữa các sàn giao dịch của Hàn Quốc và các sàn giao dịch khác. Giá trị cao hơn có thể cho thấy áp lực mua mạnh của các nhà đầu tư bán lẻ Hàn Quốc. Điều đó đồng nghĩa với việc người mua Bitcoin sẽ phải trả một mức phí cao hơn so với bình thường. Do đó đã nảy ra ý định mua Bitcoin từ những nơi khác và đem bán lại tại Hàn Quốc để kiếm chênh lệch giá.
Điều này cho thấy nhu cầu về tiền điện tử ngày càng tăng trong nước khi đồng nội tệ giảm xuống mức thấp kỷ lục. Theo người sáng lập sàn Kuna, phần lớn mọi người không có gì khác để lựa chọn ngoài tiền điện tử. Mọi người có tiền mặt và họ muốn mua tiền điện tử, nhưng nguồn cung rất hạn chế vào lúc này. Tuyên bố này hoàn toàn đúng vì một số người Ukraine đã tiết lộ cách thức nắm giữ tiền điện tử của họ đã được giải cứu trong thời điểm họ cần.
Ukraine, trước cuộc chiến này, là một trong số ít quốc gia có thái độ ủng hộ tiền điện tử. Chính phủ gần đây đã hợp pháp hóa tiền điện tử như một phần trong kế hoạch cung cấp cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp quyền truy cập vào tài sản kỹ thuật số. Sau cuộc xâm lược, một số tổ chức phi chính phủ và các nhóm tình nguyện ở Ukraine cũng đã nhận được tiền tài trợ từ tiền điện tử. Mới đây nhất, Chính phủ cũng cho biết họ hiện chấp nhận đóng góp thông qua hình thức này.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.