Những năm qua, ngành công nghiệp Blockchain chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ, càng không còn quá xa lạ với cộng đồng tài chính phi tập trung. Các trò chơi Play to Earn xuất hiện từ khoảng 2017 và khiến thế giới của các game thủ “khuấy đảo”. Một số cái tên phải kể tới như My DeFi Pet, Axiee Infinity, CryptoKittes, The Sandbox…
Với những người chơi game truyền thống thì việc một NFT được ra với giá hàng triệu USD là điều khó hiểu và không tưởng. Nhưng việc như vậy đang và đã diễn ra hàng ngày, trong một nền công nghiệp game cách mạng hoá.
Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nhìn vào bức tranh tổng thể của ngành để hiểu được sức hút của nó nhé.
Nội dung bài viết
Khái niệm
Chúng ta cần hiểu về công nghệ đứng phía sau loại game này chính là Blockchain. Cốt lõi của Blockchain là cơ sở dữ liệu, được chia sẻ trên một mạng máy tính và hoạt động tương tự như hệ thống ghi lại thông tin. Khi một bản ghi được thêm vào chuỗi, sẽ không thể hack hay thay đổi dữ liệu; từ đó gần như không thể gian lận. Máy tính được kết nối với mạng, từ đó liên tục kiểm tra để đảm bảo các bản sao của cơ sở dữ liệu đều giống nhau.
NFT hay Non-Fungible Token là loại tiền mã hoá độc nhất, không thể thay thế. NFT thường là câu chuyện về xu hướng rộng hơn, ám chỉ hệ sinh thái riêng biệt như DeFi vậy.
Non-Fungible Token tồn tại trên Blockchain Ethereum dưới dạng ERC-721. Các token này là duy nhất, chỉ có một người dùng sở hữu NFT và có thể xác minh được.
Số lượng chúng cung cấp vô cùng hạn chế, không thể làm giả hay thay đổi nên NFT mang giá trị sưu tập. Các tài sản, vật phẩm hay skin trong game mã hóa đều là NFT. Bạn có thể trao đổi hay mua bán trên các Marketplace để thu lợi nhuận.
GameFi hay Game Blockchain dùng ám chỉ các tựa game được phát triển trên nền tảng Blockchain; kết hợp của hai thuật ngữ là Game và Finance.
GameFi sử dụng công nghệ Blockchain với 1 trong 2 cách:
– Làm nền tảng cho toàn bộ trò chơi
– Nền tảng kinh tế cho game
Khi trò chơi được xây dựng trên Blockchain thì các tương tác trong trò chơi đều có thể xác minh và lưu trữ dưới dạng khối mới.
Blockchain giúp các trò chơi sử dụng tiền mã hoá hoặc NFT, người chơi có thể trao đổi, mua hoặc bán với người chơi khác. Không giống với trò chơi truyền thống, người dùng chơi để chiến thắng thì với GameFi sẽ áp dụng mô hình chơi để kiếm tiền (Play to Earn).
Khác biệt giữa Game truyền thống và GameFi
GameFi tương tự như những xu hướng trên Blockchain khác, khiến ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến truyền thống rung chuyển, khi mang tới sự kết hợp giữa NFT, DeFi, các yếu tố công nghệ Blockchain. Sự khác biệt chính được thể hiện dưới đây:
Game truyền thống | GameFi | |
Kiếm tiền | Kiếm tiền bằng việc mua hàng trong ứng dụng, quảng cáo, tiếp thị liên kết | Kiếm tiền bằng việc bán vật phẩm trong game và thu về tiền điện tử |
Cách tiếp cận | Chịu trách nhiệm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của nhà phát hành game | Người chơi có thể thêm giá trị trong thế giới thực qua các giao dịch mua trong game. Vật phẩm trong trò chơi được lưu trữ trên sổ cái công khai phân tán hoặc Blockchain. |
Phí mua | Tốn một khoản tiền nào đó để mua | Tải và chơi miễn phí, dễ tiếp cận hơn |
Quyền sở hữu tài sản | Tài sản trong game có thể bị mất | Được lưu trữ tài sản trên Blockchain suốt đời |
GameFi phát triển như thế nào?
P2P – Mô hình Pay-to-Play
Người chơi phải trả phí để trải nghiệm trò chơi và phải trả một lần để trải nghiệm toàn bộ các tính năng có trong game.
Khái niệm Make Money Online đã đánh dấu bước chuyển mình của ngành công nghiệp trò chơi; ví dụ như World of Warcraft ở châu Âu hoặc Lineage 2 ở châu Á ra nắm năm 1998 là những tựa game P2P nổi tiếng với đồ hoạ chất lượng, lối chơi chiến thuật cao.
F2P – Mô hình Free-to-Play
Với mô hình này, người chơi cần trả tiền cho một trò chơi trước và sau có thể truy cập mọi tính năng, nội dung trò chơi dựa trên kỹ năng và thời gian của mình.
Ví dụ, Riot Games phát triển tựa trò chơi miễn phí Liên Minh Huyền Thoại nhưng bán kèm phục trang cho nhân vật. Từ đó người chơi sẽ vượt trội hơn đối thủ, kích thích thị giác người xem và chơi, hấp dẫn hàng triệu game thủ tiêu tiền cho game.
P2E – Play-to-Earn
Đây là đặc trưng của GameFi. Nếu các game truyền thống, nhà phát triển kiếm tiền bằng việc mua hàng trên ứng dụng, quảng cáo, tiếp thị liên kết. Người chơi chi tiền mua vật phẩm trong game để chiến thắng hoặc mạnh hơn đối thủ. Khoản tiền này thuộc về nhà phát hành.
Với game truyền thống như PUBG hay Minecraft thì đồng tiền chỉ “có giá” trong game nhưng lại vô giá trị ngoài đời. Nó hoàn toàn mang tính giải trí hơn là giá trị thực tế cho người chơi.
Với GameFi, người chơi có thể biến những giao dịch “ảo” của mình thành giá trị thực tế. Vật phẩm trong trò chơi được lưu trữ trên Blockchain và tạo điều kiện mua bán, quy đổi thành tiền mã hoá rồi sang tiền thật.
Những loại GameFi
Game nhập vai
Người chơi trực tiếp điều khiển nhân vật khi chiến đấu trong thời gian thực; và kiếm được NFT, phần thưởng tiền mã hoá khi chơi. Hiện có khá ít trò chơi kiểu này trên Blockchain.
Game sưu tầm
Đây là trung tâm của thế giới GameFi. Nổi tiếng nhất phải nói tới CryptoKittes với cơ hội huấn luyện, buôn bán, thu thập những chú mèo trong thế giới ảo.
Game thế giới mở
Người chơi tạo dựng thế giới riêng của mình bằng tiền mã hoá; mua các lô đất bằng tiền thật, tùy chỉnh khu đất với cây cối, nhà cửa… thậm chí mua bán đất của mình cho người khác và đổi lấy tiền thật.
Ưu nhược điểm của GameFi
Ưu điểm:
– Play to Earn: người chơi có thể kiếm tiền bằng trò chơi yêu thích, tạo thu nhập tài chính; kiếm tiền không còn chỉ dành cho nhà phát hành, phát triển trò chơi nữa.
– Tài sản trong trò chơi có thể giao dịch được: những thị trường như OpenSeo hay Rarebits có thể mua bán các bộ sưu tập trong game
– Cơ chế phần thưởng và minh bạch hoá: người chơi không cần thông qua bên thứ ba và có thể kiếm được nhiều phần thưởng qua xây dựng trò chơi
– Phát triển dựa trên sở thích người chơi: người chơi quyết định đến việc game được hình thành, nâng cao trải nghiệm, không bó hẹp với cách chơi truyền thống.
– Quyền sở hữu được bảo đảm: tích hợp NFT trong game, mở rộng khả năng kiếm tiền của GameFi, quyền sở hữu thực sự trong không gian kỹ thuật số.
Nhược điểm:
– Tiềm năng mở rộng và UX: hiện giới hạn khoảng 15 tx/ giây trên ethereum – hạn chế đáng kể với nhiều người chơi.
– Thiếu gamer chuyên nghiệp: các công ty phát triển tập trung vào phát triển các trò chơi trên Blockchain.
Một vài trò chơi Blockchain phổ biến
– Axie Infinity: do người Việt Nam phát triển, lấy cảm hứng từ game Pokemon. Từng đạt tổng giá trị vốn hoá 1 tỷ USD và nay là 8 tỷ USD. Sử dụng NFT trong trò chơi, lai tạo bằng SLP, token tiện ích, AXS và token quản trị.
– The Sandbox: nền tảng thực tế ảo phi tập trung, phát triển trên Blockchain Ethereum; người dùng có thể sở hữu, tạo ra tài sản NFT và kiếm tiền từ tài sản mình sở hữu. Mục đích là cung cấp cho người dùng quyền sở hữu thực sự với các sáng tạo của mình thông qua NFT và thưởng cho người chơi khi tham dự vào hệ sinh thái.
– DeFi Kingdoms: xây dựng dựa trên Harmony Blockchain, gồm các tính năng như: sàn giao dịch phi tập trung (DEX), token gốc $JEWEL và token NFT.
– Guild of Guardians: xây dựng trên ImmitableX, giải pháp Layer 2 đầu tiên trên Ethereum tập trung vào NFT.
– Decentraland: tựa game Metaverse hỗ trợ trên Ethereum Blockchain, cho phép người chơi tạo nên nền kinh tế mới dựa trên việc sở hữu đất đai trong thực tế ảo. MANA là token gốc và cung cấp quyền biểu quyết trong Decentraland DAO.
– CryptoBeasts: xây dựng trên Blockchain Ethereum; gồm 10,000 quả trứng màu sắc, mang tới chức năng cho chủ sở hữu lô đất vũ trụ Eggland của trò chơi. NFT của game từng được bán với giá cao nhất là 5 ETH.
Thị trường GameFi Việt Nam
Việt Nam liên tục xuất hiện các dự án trò chơi Blockchain, thu hút hàng triệu USD từ các quỹ đầu tư trên thế giới.
Cú hích Axie Infinity – game NFT đắt giá nhất hành tinh, nhiều dự án GameFi ra đời trong thời gian ngắn. Nhiều studio được thành lập từ các công ty game truyền thống.
Thống kê từ App Annie, trong 68 triệu người dùng di động tại Việt Nam, khoảng 57% chơi game với 3,9 tiếng trung bình/ ngày. Việt Nam đứng thứ 2 tại Đông Nam Á với 22% thị phần tải game trên ứng dụng điện thoại; Indonesia xếp đầu tiên với 38%. Lượt tải game tại Việt Nam tăng trưởng 10% chi tiêu người dùng trong trò chơi tăng 50% trong năm ngoái.
Tương lai của GameFi
Hiện nay, GameFi được nhiều nhà đầu tư và người chơi quan tâm. Điều này đồng nghĩa với tiềm năng to lớn mà nó nhận được trong thời gian ngắn. Các chuyên gia Blockchain cũng tin tưởng vào loại hình trò chơi này sẽ thúc đẩy tiền điện tử cùng những tài sản kỹ thuật số khác được phổ biến rộng rãi hơn.
Việc tích hợp NFT vào lĩnh vực trò chơi điện tử đã và đang cho thấy nhiều tiềm năng vượt trên giới hạn của trò chơi truyền thống; mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn bao giờ hết. Sự phát triển song hành của Metaverse khiến các nhà phân tích đặt nhiều kỳ vọng cho GameFi sẽ tận dụng được các ưu thế công nghệ đột phá như thực tế ảo VR, thực tế mở rộng XR, thực tế tăng cường AR… trong số các công nghệ khác.
Tổng kết
Lượng người dùng ngày càng tăng cho thấy tiềm năng mạnh mẽ và sức hút lớn từ GameFi. Các dự án Blockchain dành riêng cho NFT ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của người dùng, khiến cho GameFi càng phát triển, tăng cơ hội cho người chơi lẫn nhà phát triển có thể khám phá những triển vọng của loại hình công nghệ Blockchain này hơn trong tương lai.
Trên đây là những tổng quan về GameFi chi tiết. Fiahub cảm ơn sự theo dõi của bạn đọc. Mọi tin tức và thắc mắc về thị trường, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của chúng tôi 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog