Vào rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, phù hợp với dự báo của hầu hết các nhà phân tích. Các loại tiền điện tử hàng đầu phản ứng khi khối lượng giao dịch tăng lên trong giờ đầu tiên sau tin tức.
Theo tuyên bố từ FED, “Cục dự trữ Liên bang đã quyết định nâng phạm vi mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang từ 0,5% lên 0,75% và dự đoán rằng mức tăng liên tục trong phạm vi mục tiêu sẽ phù hợp”.
Sau khi tin tức được tung ra, Bitcoin (BTC) ngay lập tức giao dịch ở mức thấp hơn trên thị trường, trước khi đảo chiều tăng sau đó. 1 giờ sau khi thông báo, BTC đã tăng 2% lên 21.560 USD. Đồng thời, Ethereum (ETH) giao dịch tăng 6%, lên 1.180 USD. Các cổ phiếu cũng tương tự, với chỉ số S&P 500 tăng 0,17% trong giờ đầu tiên sau thông báo.
Tuyên bố hôm nay của FED cũng cho biết ngân hàng trung ương có kế hoạch tiếp tục giảm các khoản nắm giữ trái phiếu Kho bạc, nợ đại lý và trái phiếu được bảo đảm bằng thế chấp. Đồng thời nhắc lại “cam kết mạnh mẽ” trong việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Trong khi đó, các dự báo về lãi suất trong tương lai từ FED cho thấy họ có kế hoạch bắt đầu cắt giảm lãi suất vào năm 2024.
Mức tăng lãi suất cao hơn mức tăng 50 điểm cơ bản mà các quan chức FED đã dự đoán trước đó, nhưng lại phù hợp với những dự đoán của cộng đồng tham gia thị trường ước tính, sau khi báo cáo lạm phát cao hơn dự kiến được công bố vào tuần trước.
Chủ tịch FED – Jerome Powell trước đây nói rằng nếu ngân hàng trung ương không thấy các “bằng chứng rõ ràng và thuyết phục về việc áp lực lạm phát đang giảm bớt”, thì tổ chức này sẽ “xem xét hành động quyết liệt hơn”.
Tại cuộc họp cuối cùng vào tháng 5, FED đã tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, đây là mức tăng nhiều nhất kể từ năm 2000. Tuy nhiên với việc tăng 75 điểm cơ bản lần này, đánh dấu mức tăng kỷ lục kể từ tháng 11/1994 dưới thời Chủ tịch FED khi đó là Alan Greenspan, cũng đang tìm cách chống lại lạm phát gia tăng.
Lãi suất liên bang trước khi tăng vào hôm nay:
Bình luận trước thông báo của FED hôm nay, nhà phân tích Marcus Sotiriou của GlobalBlock cho rằng trái với bình thường, một FED tích cực có thể là kết quả tốt nhất cho thị trường hiện nay.
“Tôi nghĩ rằng một Cục Dự trữ Liên bang năng nổ có thể là cách tốt nhất cho các thị trường, và họ có thể tiếp tục nới lỏng định lượng (QE) sớm hơn”, Sotiriou nói trong một bình luận qua email.
Ông nói thêm rằng việc FED nới lỏng định lượng là điều đã thúc đẩy sự gia tăng của thị trường tiền điện tử và các tài sản rủi ro khác trong những năm gần đây, và sự thắt chặt từ FED đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư “buộc phải nới lỏng vị thế của họ”, chắc chắn dẫn đến mức giá thấp hơn..
“Các nhà đầu tư thực tế không thể mong đợi tài sản rủi ro có xu hướng tăng bền vững cho đến khi FED xoay trục. Bitcoin (BTC) “thực sự vướng vào làn sóng dữ dội trong vài ngày qua”, Mikkel Morch, Giám đốc điều hành tại quỹ đầu cơ tài sản kỹ thuật số ARK36 nhận định.
Theo ông, vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa lãi suất trên danh nghĩa và lãi suất thực nên còn nhiều khả năng để FED và các ngân hàng trung ương khác sẽ tăng lãi suất trong những tháng tới.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành DoubleLine Capital – Jeffrey Gundlach, được biết đến với biệt danh Vua trái phiếu, gợi ý FED nên quyết liệt hơn nữa. Ông nói trên Twitter rằng 3% sẽ là một mức thích hợp cho lãi suất liên bang. Trước khi tăng ngày hôm nay, lãi suất liên bang đứng ở mức 0,75% đến 1%.
Nội dung bài viết
ECB giải quyết tình trạng hỗn loạn thị trường
Động thái của FED diễn ra cùng ngày khi Hội đồng điều hành của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhóm họp khẩn cấp để giải quyết tình trạng hỗn loạn trên thị trường trái phiếu trong khu vực.
Theo một tuyên bố từ ECB sau cuộc họp, ngân hàng trung ương hiện sẽ “áp dụng tính linh hoạt” khi tái đầu tư số tiền thu được từ chương trình mua trái phiếu trong thời kỳ đại dịch.
ECB nói thêm rằng sẽ đẩy nhanh công việc thiết kế một “công cụ chống phân mảnh” mới và sẽ đưa ra để Hội đồng quản lý xem xét. Tuyên bố không nêu rõ một công cụ chống phân mảnh như vậy có thể trông như thế nào.
“Chống phân mảnh” đề cập đến công việc mà ECB thực hiện để ngăn chặn sự khác biệt về điều kiện thị trường đối với trái phiếu chính phủ trên toàn khu vực đồng euro.