Một số nhà quan sát cho biết chu kỳ gia tăng lãi suất của FED có thể đến chậm hơn so dự kiến, điều này mang lại phần nào hy vọng cho những người đầu cơ Bitcoin.
Diễn viên kiêm nhà sản xuất Joel Heyman đã Tweet gọi “Putin là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, khi hành động của ông ta như một tuyên bố hủy bỏ việc tăng lãi suất trong tháng 3”, trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine khiến Bitcoin bị bán tháo, cùng với đó chỉ số S&P 500 tương lai giảm 730 điểm.
Dòng tweet có phần mỉa mai của Heyman phản ánh tâm lý thị trường tiền điện tử hiện tại, nơi các nhà giao dịch đang hy vọng sự bất ổn địa chính trị sẽ buộc ngân hàng trung ương Mỹ do Jerome Powell đứng đầu từ bỏ kế hoạch tăng lãi suất trong thời gian tới. Nếu xảy ra, đây là điềm báo tốt cho Bitcoin khi tiền điện tử này đã giảm 40% trong ba tháng qua, chủ yếu là do lo ngại về việc tăng lãi suất của FED.
Tuy nhiên, một số chuyên gia không tin tưởng sự lật ngược hoàn toàn từ FED. Matthew Dibb, COO và đồng sáng lập của Stack Funds cho biết: “Thật khó để tưởng tượng FED thay đổi kế hoạch tăng lãi suất vào tháng 3”.
“Không còn nghi ngờ gì, áp lực lạm phát sẽ phát sinh do giá hàng hóa tăng vọt. Nga và Ukraine vẫn là một trong những nhà xuất khẩu nhiều loại kim loại quý và các mặt hàng nông nghiệp lớn nhất”.
Đây thực sự là một tình huống khó xử đối với FED, một mặt, sự không chắc chắn về địa chính trị gây ra mối đe dọa đối với sự ổn định của thị trường tài chính và nền kinh tế. Mặt khác, nó rất có thể làm tăng thêm áp lực lạm phát vốn đã gia tăng trên toàn thế giới.
Theo dữ liệu từ TradingView, Dầu Brent đã vượt mốc 100 USD lần đầu tiên kể từ năm 2014, đây là điều kiện cho việc giá cả hàng hóa tăng đột biến.
Nhà kinh doanh và phân tích Alex Kruger nói: “Đây là trường hợp xấu nhất, một rủi ro lớn. Giá ngũ cốc thô và thực phẩm có thể sẽ ở mức cao trong thời gian dài”.
“Không thể đánh giá phản ứng của FED lúc này và chúng tôi sẽ có bình luận khi các quan chức bắt đầu nói về điều đó,” Kruger cho biết.
Theo Dibb của Stack Funds, “câu hỏi bây giờ không phải là liệu FED có tăng hay không mà họ sẽ tăng bao nhiêu”.
Nội dung bài viết
Các nhà quan sát dự đoán tăng lãi suất đến chậm hơn dự kiến
Jeff Dorman, CIO tại công ty quản lý tài sản kỹ thuật số Arca, nói trên Telegram: “Các đợt tăng lãi suất theo kịch bản sẽ vẫn xảy ra, có thể là 2-3 lần. Nhưng kỳ vọng về việc tăng 6-9 lần có rất ít cơ hội xảy ra”.
Dorman châm biếm: “Thị trường đã định giá về việc cắt giảm lãi suất vào năm 2024, điều này cho thấy việc tăng lãi suất thậm chí không có tác động gì bởi thị trường đang định giá trong một sự đảo ngược”.
Ben Lilly, một nhà kinh tế học tại Jarvis Labs nhận định: “căng thẳng Nga-Ukraine là một sự phân tâm đáng chờ đợi đối với FED”.
“Ngày càng ít sự chú ý tập trung vào lo ngại lạm phát. Ngoài ra, sự không chắc chắn về địa chính trị nói chung có thể cắt giảm chi tiêu ở một mức độ nào đó. Cuộc xung đột thực sự có thể cho FED một chút lý do để lạm phát tăng nóng”.
Nhìn chung sự kiện Nga phát động cuộc chiến với Ukraine đã làm đảo ngược thị trường tài chính toàn cầu. Các nhà đầu tư đang lo ngại về những tài sản rủi ro như Bitcoin hay cổ phiếu. Họ đặt cược nhiều hơn vào các tài sản truyền thống như vàng hay trái phiếu chính phủ.
Bitcoin luôn được ca ngợi là hàng rào chống lạm phát cũng như là tài sản trú ẩn an toàn bên cạnh vàng. Tuy nhiên sự kiện chính trị hôm nay đã chứng kiến điều ngược lại. Liệu tương lai có một sự thay đổi nào không, Bitcoin sẽ được coi là tài sản trú ẩn hay chỉ được xem như một cổ phiếu công nghệ? Chúng ta hãy cùng chờ đợi.