Nếu bạn muốn biết Ethereum là gì, cách nó hoạt động, và nó có thể sử dụng như thế nào, không đi sâu vào chi tiết về kỹ thuật lập trình app thì bài viết này là hoàn hảo cho bạn.
Lưu ý: Bạn cần phải có một chút kiến thức cơ bản về Blockchain thì bạn đọc nó sẽ thấy hấp dẫn và thú vị hơn, nhưng nếu không có cũng không sao (bạn có thể đọc bài về Blockchain trước tại BlogFiahub https://www.fiahub.com/blog/blockchain-la-gi-blockchain-tong-quan-va-cach-thuc-hoat-dong/)
Ethereum là một nền tảng phi tập trung toàn cầu về tiền và các loại ứng dụng mới. Trên Ethereum, bạn có thể viết code kiểm soát tiền, và xây dựng các ứng dụng có thể truy cập ở mọi nơi trên thế giới.
Nội dung bài viết
Ethereum là gì?
Theo như Sally Davies của tờ Financial Times: “Blockchain là đối với Bitcoin, internet là để gửi mail. Một hệ thống điện tử lớn, trên đó bạn có thể xây dựng các ứng dụng. Tiền tệ chỉ là một” – hơi khó hiểu một chút đúng không nào! bạn có thể hiểu là Blockchain là một cả một cơ sở dữ liệu phân cấp và đối với tiền điện tử giống như Bitcoin (đồng đầu tiên) chỉ là một trong các ứng dụng của nó, Blockchain có thể làm được nhiều thứ hơn nữa và Bitcoin còn rất nhiều điểm yếu dẫn tới sự ra đời của Ethereum.
Ethereum cũng là một nền tảng của Blockchain so với Bitcoin nó được thêm chức năng Smart Contract. ETH chính là đơn vị tiền tệ trong hệ thống Blockchain của Ethereum.
Ethereum là một nền tảng điện toán phân tán (không tập trung), mã nguồn mở và cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung gọi là Dapps (Decentralized Applications).
Ethereum được giới thiệu vào năm 2013 bởi một chuyên viên nghiên cứu về lập trình tiền ảo Vitalik Buterin, với mục tiêu tạo ra nền tảng tốt hơn Bitcoin để tăng thời gian xác nhận và ứng dụng đột phá chính là Smart Contract.
Smart Contract là gì?
Hợp đồng thông minh (Smart Contract) là giao thức máy tính để xác minh, thực thi đàm phán và thực hiện một số thỏa thuận tự động. Ví dụ, một hợp đồng thông minh giữa 2 bên khi hai bên đều đã thỏa mãn các điều khoản của hợp đồng thì nó sẽ tự động thực thi mà không cần sự can thiệp của một bên thứ 3. Mọi việc đều được ghi lại trên sổ cái trong Blockchain.
Hợp đồng thông minh rất chính xác như những gì bạn muốn thực hiện: đó là một thỏa thuận được lập trình tự động, được ghi lại trên Blockchain của Ethereum. Nó hoạt động dựa trên logic “Nếu… thì …” để hành động x xảy ra thì hành động y phải xảy ra. Ngoài ra, Smart Contract là các ứng dụng chạy chính xác như được lập trình mà không có bất kỳ sự ngừng hoạt động, kiểm duyệt, gian lận hoặc can thiệp của bên thứ ba (con người có thể biến chất – nhưng máy thì không).
Trong khi tất cả các Blockchain đều có khả năng xử lý mã hóa, nhưng hầu hết đều bị dưới hạn, còn Ethereum thì đặc biệt khác, thay vì đưa ra một tập hợp các hợp đồng bị hạn chế, Ethereum cho phép bạn có thể tạo ra bất kỳ hoạt động nào bạn muốn, điều này có nghĩa là sẽ có rất nhiều ứng dụng khác nhau sẽ được xây dựng nên vượt xa mọi thứ chúng ta đã từng thấy.
Lược sử của Ethereum
Tháng 11/2013. Vitalik Buterin công khai đăng ký Ethereum
Tháng 1/2014. Nền tảng Ethereum đã được công khai
Tháng 8/2014. Ethereum kết thúc ICO (Initial Coin Offering – huy động tài chính) và tăng vốn lên $18.4 triệu
Ngày 30/7/2015. Giai đoạn đầu tiên Homestead của Ethereum được tung ra
Ngày 14/05/2016. Phiên bản Ethereum ổn định đầu tiên được ra mắt
Tháng 6/2016. Vụ hack DAO đã khiến Ethereum bị mất $50 triệu, chiếm 15% tổng số Ethereum được lưu hành vào thời điểm đó
Ngày 25/10/2016. Ethereum Classic tách khỏi giao thức Ethereum ban đầu
Ngày 16/10/2017. Bản cập nhật hardfork của Metroplolis Byzantium được tung ra
Ngày 28/2/2019. Bản cập nhật hardfork của Metropolis Constantinople được tung ra
Dự kiến tháng 10/2019. Bản cập nhật hardforkcuar Metropolis Istanbul được tung ra
Máy ảo Ethereum
Trước khi tạo ra Ethereum, các ứng dụng trên Blockchain được thiết kế để thực hiện một bộ hoạt động rất hạn chế. Ví dụ, Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, được phát triển chỉ để trao đổi giống như tiền tệ.
Các nhà phát triển phải đối mặt với một vấn đề, hoặc mở rộng tập hợp các chức năng được cung cấp bởi Bitcoin và các loại ứng dụng khác nhưng điều này thì rất phức tạp và tốn thời gian, hoặc xây dựng một ứng dụng Blockchain mới và một nền tảng hoàn toàn mới. Giữa lúc đang phân vân này, Vitalik Buterin đã tiếp cận theo một góc nhìn mới: “Tôi nghĩ rằng [những người trong cộng đồng Bitcoin] đã không tiếp cận vấn đề đúng cách. Tôi nghĩ họ chỉ nhìn về sau các ứng dụng cá nhân; họ đã cố gắng hỗ trợ rõ ràng cho từng trường hợp trong một giao thức sử dụng như dao của Quân đội Thụy Sĩ”.
Cốt lõi của Ethereum hoàn toàn đổi mới, nó cho phép mọi người chạy bất kỳ chương trình nào, bất kể ngôn ngữ gì miễn sao được cung cấp đủ thời gian và bộ nhớ. Máy ảo Ethereum giúp quá trình tạo ra các ứng dụng Blockchain trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Thay vì phải xây dựng một Blockchain mới thì giờ đây Ethereum hoàn toàn đáp ứng được hết mọi vấn đề và cho phép hàng ngàn ứng dụng khác nhau tiềm năng được xây dựng trên một nền tảng.
Ethereum đặc biệt ở?
Thời gian chết (Downtime): các ứng dụng không giờ tắt đột ngột và không bao giờ có thể tắt được.
Kiểm duyệt: các nút Ethereum (máy chạy giao thức) được phân bố trên toàn thế giới loại, không có tập trung tại một nơi nào điều khiến nó vô cùng an toàn, không thể bị sập hay bị hack.
Gian lận: hợp đồng không thể thay đổi, hack hoặc thao túng.
Loại bỏ bên trung gian: các hợp đồng được thực hiện tự động, do đó bên thứ ba không còn được sử dụng nữa giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và đảm bảo tính công bằng – minh bạch.
ETH là gì và làm sao sở hữu?
ETH là chính là tiền tệ của nền tảng Ethereum, đó là tiền điện tử có thể gửi và nhận qua internet giống Bitcoin ngay lập tức (nhanh hơn Bitcoin), và cũng được sử dụng trong nhiều ứng dụng dựa như trên.
Cách dễ nhất để có được ETH là mua nó, có rất nhiều cách để trao đổi tiền điện tử, nhưng tùy vào nơi bạn sống mà bạn sẽ mua như thế nào, hầu như bạn có thể mua ETH trên mọi sàn giao dịch, nhưng nếu bạn ở trong nước, nơi mua ETH có mức phí thấp nhất là Fiahub (https://www.fiahub.com/blog/huong-dan-chi-tiet-mua-ban-eth/), hoặc bạn có thể dùng creditcard mua trên sàn Binance (nhưng sẽ cao hơn, do bạn sử dụng ngoại tệ nên phát sinh một số phí).
Ví lưu trữ ETH và cái bạn nên sử dụng
Ví là các ứng dụng giúp bạn dễ dàng giữ và gửi ETH, cũng như tương tác với các ứng dụng khác được xây dựng trên Ethereum.
Để hiểu hơn về ví trong thị trường tiền điện tử bạn có thể tìm hiểu tại (https://www.fiahub.com/blog/vi-tien-dien-tu-la-gi-cryptocurrency-wallet-tu-a-z/)
Một số ví bạn nên sử dụng để lưu trữ ETH:
- Các ví lạnh như là ví phần mềm hoặc ví USB (có hình dạng như cái USB), có thể kể đến như Ledger Nano S hay Trezor.
- MetaMask cho Chrome, Brave, Firefox và Opera
- TrustWallet cho điện thoại IOS và Android
Nếu bạn muốn chọn ví nào, thì bạn phải tìm hiểu thật kỹ loại ví ấy để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra với tài sản của bạn. Hoặc đơn giản bạn có thể để trực tiếp trên sàn để có thể giao dịch Binance, Bittrex, Bitfinet, Fiahub.
Giá trị của đồng ETH
Nhìn vào biểu đồ bạn có thể thấy ETH từng đạt được mức giá 20,089 đô vào ngày 17/12/2017 đó là một khoảng khắc khi ETH vượt qua Bitcoin nhưng ngay sau đó bị giảm xuống, đã có những lúc ETH từng được kỳ vọng sẽ chiếm lấy vị trí ngôi vương của Bitcoin.
Tôi không biết bạn đọc cảm nhận thế nào về thị trường điện tử, nhưng tôi nhận thấy tất cả các đồng khác đều đang chỉ PR mà không chịu làm gì, chỉ riêng Ethereum là đang làm và làm rất tích cực. Smart Contract cũng đang được chạy trong rất nhiều dự án, ở Việt Nam đặc biệt các đơn vị đang triển khai Smart Contract cho thị trường điện tử như Shoppe, Ví điện tử Momo, Grab, Go-Viet, và cả hãng taxi trò đùa MaiLinh cũng đang tung tin về dự án hợp đồng thông minh này.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ETH, mọi thứ liên quan đến tiền điện tử và mạng lưới Blockchain hãy ghé Blog Fiahub tại https://www.fiahub.com/blog/