Sau khi dữ liệu CPI được công bố, Bitcoin (BTC) và các loại tiền điện tử khác đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ mùa hè năm ngoái bất chấp những lo ngại lan rộng trên thị trường tài chính trong những ngày gần đây.
CPI là thước đo chính của lạm phát và lạm phát cao hàng thập kỷ là nguyên nhân khiến FED tăng lãi suất trong năm qua. Theo đó, chỉ số CPI đã tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với kỳ vọng và sự chậm lại rõ rệt từ mức tăng giá 6.4% trong tháng Giêng. Theo CME FedWatch Tool, nó đã củng cố quan điểm của các nhà giao dịch khi FED sẽ chỉ tăng 25 điểm cơ bản vào tuần tới.
Theo ghi nhận của Fiahub, giá Bitcoin đã tăng 16% trong 24 giờ qua lên trên 26,200 USD. Đây là mức mà tài sản kỹ thuật số lớn nhất này chưa từng thấy kể từ khi sự cố tiền điện tử vào tháng 6 năm ngoái. Bitcoin đã tăng lên mức cao nhất trên 25,000 USD vào tháng trước từ khoảng 16,500 USD vào đầu tháng 1, nhưng nó đã bị đình trệ vào tháng 3 và giảm xuống dưới mức 20,000 USD vào tuần trước trong bối cảnh lo ngại về các ngân hàng tiền điện tử và bức tranh pháp lý. Hành động mới nhất cho thấy Bitcoin đang quay trở lại đà tăng giá.
Katie Stockton, đối tác quản lý tại công ty nghiên cứu kỹ thuật Fairlead Strategies, cho biết: “Một đột phá quyết định trên 25,200 USD sẽ là xu hướng tăng giá trong dài hạn.
Chỉ trong tuần qua, Silvergate Capital và Signature Bank đã thất bại. Một cơn gió ngược báo hiệu không tốt cho tính thanh khoản của thị trường cũng như tâm lý đối với tài sản kỹ thuật số giữa các cơ quan quản lý. Sau đó, Silicon Valley Bank cũng lâm vào tình cảnh khó khăn tương tự. Các nhà giao dịch phải đối mặt với nỗi sợ hãi về việc tiền gửi tại ngân hàng có thể đe dọa khả năng tồn tại của một stablecoin quan trọng như thế nào.
Tuy nhiên, Bitcoin đã cố gắng tăng cao hơn khi đối mặt với những cơn gió ngược này. Một số nhà giao dịch chỉ ra một nguyên tắc từ khi thành lập Bitcoin, đó là một kho lưu trữ giá trị an toàn khi đối mặt với những tai ương tài chính chính thống.
Nhiều khả năng tiền điện tử tăng đột biến là do bản chất của mối tương quan giữa tài sản kỹ thuật số và cổ phiếu, ngay cả khi Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones và S&P 500 phần lớn chững lại vào thứ 2 trong khi Bitcoin tăng vọt.
Cả tiền điện tử và chứng khoán vẫn rất nhạy cảm với bối cảnh kinh tế vĩ mô của việc tăng lãi suất. Và cuộc khủng hoảng tại các ngân hàng Hoa Kỳ – phần lớn là do tổn thất đối với trái phiếu nắm giữ do lãi suất cao hơn – đã thúc đẩy tâm lý tìm kiếm những kỳ vọng về chính sách tiền tệ trong tương lai. Trong một tuần, các thị trường đã chuyển từ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất lớn hơn 50 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tuần tới sang định giá khả năng ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên lãi suất do ngân hàng tai ương.
Hoạt động vượt trội gần đây của Bitcoin sau khi công bố CPI không phải là dấu hiệu cho thấy nó đã bỏ lại phía sau những lo lắng về vĩ mô, mà là dấu hiệu cho thấy mức độ nhạy cảm của tiền điện tử đối với bức tranh vĩ mô. Ngoài Bitcoin, Ethereum cũng tăng 10% lên 1,750 USD. Các loại tiền điện tử khác cũng ghi nhận mức tăng như Cardano tăng 8% và Polygon tăng 9%. Một số meme coin cũng chứng kiến sắc xanh trở lựi như Dogecoin và Shiba Inu tăng 8% mỗi loại.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.