Với những nhà đầu tư trên thị trường crypto, hẳn các bạn đã từng nghe nhiều đến cụm từ Stable Coin. Crypto là thị trường biến động mạnh trong ngắn hạn và dài hạn. Và dù thị trường tài chính phi tập trung DeFi hứa hẹn sẽ biến cryptocurrency thành một nền tảng kinh tế bền vững hoàn toàn mới, nhưng thực tế thì đa phần cái nhìn dành cho nó vẫn là sự đầu cơ và biến động giá. Stable Coin được xem là mảnh ghép tiềm năng, kết nối các không gian crypto với thị trường tài chính thông qua tính cân bằng của nó.
Nhắc đến Stable Coin, chúng ta hầu như sẽ liên tưởng ngay đến đồng Tether (USDT) và mặc định rằng giá trị quy đổi của nó là 1:1 so với đồng USD (Hoa Kỳ). Nhưng thực sự có phải như vậy? Thị trường crypto có rất nhiều đồng Stable Coin khác nhau.
Hãy cùng Fiahub tìm hiểu về loại đồng này và cơ chế ổn định giá của chúng.
Nội dung bài viết
Định nghĩa
Stable Coin là loại tiền kỹ thuật số được thiết kế nhằm giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của biến động giá bằng cách gắn chặt với loại tài sản cố định nào đó như tiền pháp định, hàng hoá (vàng, bạc) hay một đồng tiền điện tử khác trên thị trường.
Nhờ vào cơ chế chuyển giao giá trị ngang hàng và những đặc điểm của công nghệ Blockchain, người sử dụng đồng Stable Coin sẽ không gặp phải những biến động giá cao như nhiều loại tiền số khác hiện nay.
Vai trò của Stable Coin
Stable Coin giúp giải quyết sự biến động – vấn đề lớn nhất trên thị trường crypto, cụ thể:
- Đối với nhà đầu tư: chuyển đổi tài sản sang Stable Coin sẽ giúp nhà đầu tư tránh khỏi biến động không đáng có, mà không cần phải đổi sang tiền pháp định (fiat)
- Đối với các doanh nghiệp, cửa hàng: việc chấp nhận các loại tiền điện tử với độ biến động quá lớn tới 20 – 30% trong thời gian ngắn là không thể; nên Stable Coin sẽ giúp tiền điện tử được chấp nhận rộng rãi hơn trong thanh toán.
Có thể thấy, Stable Coin như cầu nối quan trọng giữa thị trường crypto với thị trường tài chính truyền thống. Sự xuất hiện của Stable Coin cũng giúp tiền pháp định fiat chuyển sang tiền điện tử đơn giản hơn.
Có những loại Stable Coin nào
Dựa trên tiêu chí so sánh, có thể phân Stable Coin thành nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn, dựa trên backed hay collateral ratio (tỷ lệ tài sản thế chấp)), sẽ gồm có 4 loại Stable Coin:
- Full-reserve Stable Coin: USDT và USDC
- Partial-reserve Stable Coin: mỗi đồng FRAZ được mint ra thị trường, chỉ có một phần giá trị của nó được lưu trữ bằng USDC
- Over-collateralized Stable Coin: DAI luông có thể được backed bằng một lượng tài sản có giá trị lớn hơn tổng DAI minted, nhưng hạn chế của nó là khó mở rộng quy mô
- Non-reverse Stable Coin: các Algorithmic Stable Coin có sự ổn định nhờ vào cơ chế co giãn cung cầu với thuật toán Rebase
Khi lựa chọn phân loại theo collateral ratio, bởi vì tài sản thế chấp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ổn định giá Stable Coin ở peg, bằng việc tạo ra một giá trị hoàn lại từ tài sản dự trữ.
Cơ chế ổn định giá của Stable Coin
Hiện nay, hầu hết các Stable Coin đều yêu cầu một vài cơ chế ổn định giá, dựa trên việc xem xét tính hợp lý và khả thi của cơ chế. Các loại cơ chế hiện đang được chú ý trên thị trường, gồm:
- Redeem & Expand
- Algorithmic
- Leveraged Loans
Một dự án có thể sử dụng nhiều hoặc chỉ một phương pháp định giá để giữ Stable Coin luôn xoay quanh mức peg.
Redeem & Expand
Cơ chế này tìm thấy ở đồng USDT và USDC khi rời giá trị khỏi peg. hệ thống có cơ chế cân bằng như sau:
- Nếu USDC được giao dịch < 1 USD, chủ sở hữu USDC nên đổi sang tài sản thế chấp cơ bản, từ đó mua được 1 USD với giá ít hơn 1 USD.
- Nếu USDC được giao dịch > 1 USD, chủ sở hữu nên thế chấp đồng USD để minted ra USDC rồi bán nó trên thị trường để ăn chênh lệch.
Algorithmic
Hiện có 4 mô hình cân bằng giá nổi bật liên quan:
- Seigniorage (3 token) của Basis Cash
- Rebate (2 token) của Ampleforth
- Fractional (2 token) của Frax Finance
- Model của Terra (2 token)
Mô hình của Terra hiện được xem là thành công nhất, dựa trên ứng dụng và quy mô của đồng Stable Coin mà Terra sở hữu.
UST là đồng Stable Coin của Terra, được minted bằng cách đốt LUNA (native token của Terra) và mô hình này sự biến động của UST được hấp thu bởi LUNA:
- Khi giá UST < Peg, protocol bán LUNA mua Stabel Coin
- Khi giá UST > Peg, mint thêm UST
Leveraged Loans
Đây là hệ thống cân bằng giá rất phức tạp, được MarkerDAO (DAI) sử dụng.
Người dùng khoá tài sản thế chấp, có thể là ETH và các token khác trong các hệ thống nợ có thế chấp (CDP); rồi có thể vay DAI từ hệ thống.
Tiếp đó, người dùng có thể mở khoá tài sản thế chấp thông qua cách trả lại DAI đã vay, cộng thêm một khoản phí stability fee tích luỹ.
Khi giá trị của tài sản thế chấp trong CDP giảm xuống dưới 1,5 lần khoản vay DAI, vị thế nợ được thanh lý tự động và tài sản thế chấp được sử dụng để mua DAI.
Khi tài sản thế chấp mất giá trị nhanh chóng và giảm xuống dưới giá trị khoản DAI bị vay, ngay lúc này, MKR Token được minted để bù vào khoản âm.
Tổng kết
Stable Coin được phát triển từ năm 2013 đến nay với nhiều đặc tính nổi bật. Thị trường Stable Coin bừng nổ hơn 36 dự án liên tục được tung ra thị trường vào năm 2018, chiến hơn 54% tổng số Stable Coin hiện tại.
Không thể phủ nhận những vai trò tích cực mà Stable Coin đang đóng góp cho thị trường crypto; tuy nhiên thời gian gần đây một vài những biến động xoay quanh đồng USDT cũng khiến suy giảm giá trị của Stable Coin nghiêm trọng.
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin quan trọng và bổ ích xoay quanh đồng Stable Coin. Đừng quên đón đọc thêm nhiều bài viết thú vị trên blog của Fiahub. Mọi thắc mắc xoay quanh thị trường tiền số, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của chúng tôi 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog