Rất nhiều nhà nghiên cứu đã và đang tìm hướng giải quyết cho quy mô của Blockchain, cụ thể là vấn đề phi tập trung và không giới hạn quyền truy cập cho người dùng. Hiện nay các mạng lưới như Polygon, Solana hay EOS không quan tâm đến vấn đề này và đi theo hướng tập trung, khi mà chỉ có một lượng nhỏ nhà kiểm duyệt vùng lượng máy móc công suất khổng lồ. Mọi thứ không quá phức tạp mà đơn giản là một sự đánh đổi. Bitcoin cũng đã chào thua với vấn đề này vì họ thực sự chỉ muốn tập trung hóa mạng lưới. Còn những Blockchain khác thì sao?
Nội dung bài viết
Sharding
Chia nhỏ mạng lưới thành nhiều chuỗi là giải pháp đầu tiên, cùng những giao thức có thể tương tác giữa các chuỗi này. Điều này giúp mang đến khả năng nâng cao quy mô mạng lưới và bạn có thể dàn trải quá trình tải ra nhiều chuỗi khác nhau. Bạn cũng có thể duy trì được mức độ phi tập trung của các chuỗi khi được thiết kế mở cho quá trình xác thực. Đồng nghĩa, bạn sẽ phải đánh đổi sự an toàn vì các nhà kiểm duyệt được chia ra ở subnet và các mạng lưới con. Hiểu đơn giản hơn thì đó là việc chia các nhóm nhà kiểm duyệt khác nhau ra hoạt động độc lập theo mỗi chuỗi, dạng sidechain. Một số biến thể sẽ tích hợp các subnet linh hoạt; và dù cho cách tiếp cận là gì thì nó sẽ vẫn hy sinh mức độ an toàn của bảo mật mạng lưới.
Cách thức khác là chia thành những chuỗi nhỏ, và sử dụng chung một nguồn bảo mật bằng việc cung cấp thông tin, bằng chứng gian lận lên mạng lưới tổng. Công nghệ này được gọi là Sharding hay phân mảng; mỗi chuỗi con từ đó sẽ hưởng được độ bảo mật chung của toàn mạng lưới. Roadmap cũ của Ethereum 2.0 cũng đi theo hướng như vậy. Với một mạng lưới tổng ở giữa được gọi là Beacon Chain và kết nối các shard lại với nhau.
Polkadot đi theo mô hình này với 2 thay đổi cơ bản, tạo nên phiên bản tập trung hơn của Beacon Chain được gọi là Relay Chain và quy trình phát triển các shard còn để ngỏ. Shard của Polkadot được gọi là Parachain, có không gian rộng hơn để phát triển và vận hành Parachain sẽ được thiết kế tùy ý theo mỗi đơn vị, chỉ cần tuân thủ các quy định chung của mạng lưới tổng.
Rollups
Rollups không còn quá xa lạ với giải pháp giúp ở tầng cao mới. Các shard và parachain đang được tách biệt dần khỏi mạng lưới và các nhà phát triển giao thức có thêm không gian để phát triển những gì họ muốn. Có thể kết nối trực tiếp hợp đồng thông minh với Blockchain gốc được thiết kế nhằm tích hợp với các Rollups; thay thế cho mô hình client bên trong giao thức.
2 lợi ích trong việc tách biệt các chuỗi Rollups ra khỏi giao thức so với Shard:
– Khi Rollups xảy ra vấn đề, nó không gây ảnh hưởng lên mạng lưới Layer-1 bên dưới
– Các đơn vị tham gia Layer-1 không nhất thiết phải chạy full node trên mạng lưới của Rollup
Với Sharding, vẫn cần có một số lượng nhất định các nhà kiểm duyệt tham gia điều hành nodee. Khi các shard gặp vấn đề nó có thể gây ảnh hưởng lên cơ chế đồng thuận chung của các shard còn lại.
Điểm bất cập là khi vận hành Rollups vẫn chưa được chuẩn hóa với quy tắc tương tác rõ ràng, cụ thể. Việc để ngỏ sự phát triển cho các Rollups sẽ mang lại nhiều giải pháp sáng tạo trong dài hạn. Cụ thể, mô hình Optimistic Rollups với việc công bố bằng chứng sai phạm và gian lận đã được thay thế bằng ZK-Rollups với việc xác thực tính hợp lý của hoạt động đó trên không gian Blockchain. Sharding hiện cũng có thể thay thế một số mô hình cũ như zk-SNARK nhưng dễ dàng nhận thấy nhiều mô hình Rollup được ra đời dựa trên tính tiếp cận mở này.
Data Shards
Khả năng mở rộng của Shard và Rollups là như nhau. Vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu về Data Shards – các mảnh dữ liệu. Thách thức lớn nhất của shard đó là khả năng tương thích – Interoperability; hiện đã có những cách thức tương tác bất đối xứng nhưng chưa giải pháp nào đưa ra thực sự thuyết phục.
Ở một viễn cảnh lý tưởng, shard có thể vận hành như cách lưu trữ dữ liệu của Rollups. Các Rollups có thẻ dễ dàng vận hành và giao tiếp trên nền tảng của các shard dữ liệu. Data Shards sẽ tiếp tục bành trướng, mở rộng và giúp các Rollups vận hành nhanh hơn; với nhiều số lượng Rollups hơn.
Như chia sẻ ban đầu, việc mỗi subnet của các shard sẽ vận hành full node khiến kìm hãm sự mở rộng quy mô. Vậy các Rollups thì sao? Nếu như một siêu Rollups có thể xử lý 100,000 giao dịch mỗi giây trên nền tảng của 64 data shards thì sẽ có một ai đó đang vận hành node đó. Nhưng với môi trường ZK-Rollups thì chỉ các sequencer. Những sequencers có thể vận hành những máy công suất cao, nếu người dùng trung bình có thể tái cấu trúc ở các trạng thái Layer-1. Với Optimistic Rollups, cần những người tham gia trung thực giúp vận hành full node; tuy nhiên theo thời gian chúng ta lại cần một siêu Rollups.
Rollups cũng gặp phải những vấn đề tương tác như các Shard. Nếu một Rollup có thể tương tác đơn giản giữa nhiều Data Shards, tương tác giữa các Rollups qua lại cũng là một vấn đề.
Kỳ vọng về Rollups + Data Shards có thể là giải pháp tốt nhất cho tất cả. Khi đó, thế giới Blockchain sẽ quy tụ về viễn cảnh ứng dụng phổ quát. Hiện nay mọi thứ đang nằm ở giai đoạn giữa của cuộc cách mạng, vẫn còn rất nhiều câu hỏi đang cần tìm lời giải. Rollups chưa xuất hiện cách đây 3 năm và những giải pháp cho Layer-2 trên Ethereum cũng chỉ mới xuất hiện 1 năm gần đây.
Hãy cùng chờ đón sự phát triển của công nghệ và thị trường tài chính phi tập trung trong tương lai.
Lưu ý: Bài viết được tổng hợp và dịch thuật từ tác giả Polyna. Cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn.
Sau cùng, Fiahub chúc các bạn đầu tư thành công và đừng quên để lại bình luận của mình xoay quanh những chủ đề thú vị về Blockchain nhé.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog