Các bạn đều biết rằng Bitcoin chỉ có nguồn cung giới hạn là 21 triệu đồng tồn tài duy nhất, và sẽ không hề có thêm. Vậy tại sao con số lại là 21 triệu Bitcoin mà không phải là những con số ấn tượng và đẹp đẽ, to lớn khác như 500 triệu, 1 tỷ hay 2 tỷ? Đây liệu có phải chỉ là một trong số những lựa chọn ngẫu nhiên mà Satoshi Nakamoto hay chỉ là một “thuyết âm mưu kinh tế” nào đó bí ẩn đứng phía sau.
Bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau thử tìm hiểu nhé. Đương nhiên, nó chỉ dựa trên những kinh nghiệm, kiến thức tổng hợp và phân tích của người viết; không nhằm mục đích thương mại nào khác.
Có những bí ẩn gì xung quanh việc tại sao tổng nguồn cung của Bitcoin chỉ hạn chế ở mức 21 triệu. Theo một vài nguồn tin thu thập được thì hiện có 2 giả thiết xoay quanh, nhằm giải thích cho câu hỏi này:
Nội dung bài viết
1. Con số 21 triệu của nguồn cung chỉ đơn giản là một sự lựa chọn mang tính ngẫu nhiên?
Có nhiều người tin rằng giả thiết việc 21 triệu Bitcoin thực chất do cha đẻ của nó là Nakamoto tuỳ ý đặt ra khi ông quyết định 2 nguyên tắc quan trọng trong cơ chế khai thác Bitcoin. Kèm theo đó là phần thưởng trả cho thợ đào (bắt đầu tính từ 50 BTC) và giảm một nửa sau mỗi 210.000 khối – khoảng 4 năm một lần.
Dựa trên quan điểm từ một số thành viên trong nhóm tiền điện tử trên các diễn đàn nổi tiếng là StackExchange, Nakamoto hoàn toàn có thể đã chọn con số 21 triệu thông qua việc thực hiện một số phép toán phức tạp dựa trên những quy tắc mà ông đã tự đặt ra.
Chúng ta thử cùng này tính toán số lượng Bitcoin được tạo ra theo công thức sau:
Nếu chúng ta cộng các con số này đến vô hạn, tổng của nó sẽ là: 50 + 25 + 12,5 + 6,25 +… = 100
Như vậy khi lấy 210.000 x 100 sẽ có được con số là 21 triệu Bitcoin.
Một tranh cãi xảy ra vào lúc này, đó là khi một luồng kiến khác chỉ ra rằng con số 21 triệu đồng Bitcoin được xác định bởi các tham số (quy tắc trong cơ chế khai thác) do Nakamoto đặt ngay từ đầu. Vậy tại sao ông lại đặt ra các tham số đó để cho ra kết quả là 21 triệu đồng Bitcoin.
2. Liệu đây có phải là một “thuyết âm mưu” kinh tế
Khi Satoshi Nakamoto tạo ra Bitcoin, lúc đó nguồn cung tiền tệ toàn cầu đang ở mức xấp xỉ con số 21 nghìn tỷ USD. Bạn có thể xem chi tiết dưới đây:
– Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy con số 2,100 nghìn tỷ “đơn vị Bitcoin” trùng khớp hoàn toàn với con số 2,100 nghìn tỷ “đơn vị tiền” pháp định năm năm 2009.
– Dựa trên điều này, hoàn toàn có khả năng Bitcoin rất phù hợp trong việc thay thế toàn bộ các loại tiền tệ pháp định và có khả năng hoạt động như một loại tiền tệ toàn cầu. Và đây có phải là một “thuyết âm mưu kinh tế” của Nakamoto. Quan điểm của bạn ra sao về vấn đề này?
Giả thuyết này hoàn toàn phù hợp với những gì mà Nakamoto đã trao đổi cùng với Mike Hearn – cựu nhà phát triển của Bitcoin core thông qua một Email. Trong bức thư này, Nakamoto dự đoán giá trị của đơn vị Bitcoin cuối cùng cũng sẽ tương đương với các loại tiền tệ truyền thống. Ví dụ như 0,001 BTC sẽ có giá trị ngang bằng với 1 EUR.
“Tôi muốn lựa chọn một thứ gì đó có thể khiến cho giá của nó tương tự như các loại tiền tệ hiện có; nhưng không biết tương lai; điều này thật khó. Và tôi đã chọn một cái gì đó ở giữa. Nếu Bitcoin vẫn chỉ là một thị trường ngách nhỏ, nó sẽ có giá trị trên mỗi đơn vị thấp hơn so với các loại tiền tệ hiện nay. Bạn chỉ cần tưởng tưởng nó được sử dụng bởi một số phần nhỏ của thương mại toàn cầu, thì sẽ chỉ có khoảng 21 triệu đồng tiền cho toàn thế giới; và vì thế nó sẽ đáng giá hơn nhiều trên mỗi đơn vị.”
Chỉ cần chúng ta xâu chuỗi với giả thiết ban đầu, có phải rằng Satoshi Nakamoto chủ đích đặt ra các quy tắc trong khai thác Bitcoin để nó phù hợp và trùng khớp với “thuyết âm mưu kinh tế” rằng sẽ chỉ có khoảng 21 triệu đồng Bitcoin? Lại một lần nữa, đây gần như vẫn còn là một ẩn số tương tự như sự tồn tại của Satoshi Nakamoto vậy đó.
3. Tổng kết
Đối với cá nhân người viết, thì dù cho là số lượng bao nhiêu đi chăng nữa thì Bitcoin vẫn là tiền kỹ thuật số sở hữu cho mình những giá trị riêng biệt. Chính sự bí ẩn và không ai có thể biết được câu trả lời chính xác mới là lý do khiến cho Bitcoin trở nên hấp dẫn và ngày càng được quan tâm, biết tới trong thời điểm hiện tại. Bạn thì sao? Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào?
Hãy cùng chia sẻ nó với Fiahub và bình luận thêm nhé.
Cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn. Mọi thắc mắc cần giải đáp về thị trường tiền số, vui lòng liên hệ đội ngũ của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog