Theo Thomas Shea – một nhà quản lý về thuế quan trong lĩnh vực tiền điện tử, hiện đang làm việc tại công ty dịch vụ tài chính Ernst & Young (EY) cho biết rằng các giao dịch mua bán tiền điện tử bằng tiền pháp định fiat hoặc bất kỳ sự kiện “tăng trị/đánh giá chưa thực hiện” (nguyên văn: unrealized appreciation) đều không phải là một sự kiện có thể truy thu thuế.
Một số người dân cho rằng tiền điện tử có thể được coi là kiểu “Miền Tây hoang dã” với bản chất phi tập trung của mình, trong khi đó một bộ phận khác lại tin rằng điều này chỉ có thể tiếp diễn trong một thời gian ngắn trong tương lai.
Thomas Shea đưa ra quan điểm của mình với Cointelegraph rằng các quy định mới về lĩnh vực này có thể sẽ sớm được thực hiện, nhất là khi đây đang là một lĩnh vực rất có tiềm năng và sức phát triển vượt bậc. Ông cho biết thêm: “Trong tương lai sẽ có những thay đổi đáng kể khi mà các bộ luật quản lý mới đang dần hình thành sẽ yêu cầu người dùng cung cấp báo cáo tài chính về một số giao dịch tiền điện tử cụ thể”
Nhà quản lý này còn lưu ý rằng với sự phổ biến đang càng ngày càng phát triển của tiền điện tử, các nhà lập pháp trên thế giới đang liên tục tìm hiểu và xây dựng cách thức cơ sở pháp lý nhằm mục đích tạo ra doanh thu trong lĩnh vực này bằng cách đánh thuế các giao dịch và ban hành những bộ luật nhằm quản lý tài sản kỹ thuật số.
“Chúng tôi nhận thấy rằng hiện ở một số khu vực pháp lý nhất định đang bắt đầu hình thành sự phát triển của các chế độ chính trị, sự gia tăng về tỷ lệ sở hữu tài sản kỹ thuật số và những loại báo cáo tài chính đặc biệt. Ở Hoa Kỳ, chúng tôi thường thấy rằng loại hình tài sản này thường phải tuân theo các quy tắc và báo cáo giới hạn như với các yêu cầu của thị trường chứng khoán (không bao gồm tài sản vật lý thông thường). ”
Ông Thomas Shea cho biết
Mặc dù quan điểm của người dùng hiện tại có thể chưa nhận ra việc tài sản tiền điện tử của họ bị đánh thuế là một vấn đề nghiêm trọng, tuy vậy họ cần phải thật sự nắm được những tác động mà thuế quan có thể ảnh hưởng đến tiền điện tử/tài sản của chính họ. Ông Shea còn đưa ra lưu ý với những người tham gia thị trường tiền điện tử rằng họ cần phải nhận thức được “những khả năng chịu thuế và các yêu cầu về báo cáo tài chính có liên quan tới phạm vi hoạt động của họ”.
Cũng theo ông Shea, việc một người mua hay bán tiền điện tử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề rằng liệu điều đó có cần phải chịu thuế hay không. Việc mua tiền điện tử bằng tiền pháp định fiat và hay bất kỳ sự đánh giá nào chưa được thực hiện đều không phải là một sự kiện chịu thuế. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thuế cũng đưa ra lưu ý dành cho người dùng rằng việc bán các loại hình tiền điện tử cần phải được tính như một sự kiện chịu thuế. Ông giải thích thêm rằng “Lãi hoặc lỗ nói chung đều là vốn đầu tư tự nhiên” và điều này có thể bị đánh thuế bởi các cơ quan quản lý.
Ngay cả khi bản thân người dùng trao đổi tiền điện tử của họ để đổi lấy các loại hình tiền điện tử khác Bitcoin (BTC) hoặc Ether (ETH), điều này có thể coi là một sự kiện chịu thuế và cần được báo cáo tình trạng lợi nhuận đối với số lượng tiền điện tử đã giao dịch” – Công ty dịch vụ tài chính EY cho biết thêm
Điều tương tự cũng sẽ được áp dụng đối với token NFT. Ông Shea cho biết: “Nếu bạn đã mua NFT bằng tiền pháp định fiat thì không cần chịu thuế. Tuy nhiên, việc mua NFT bằng tiền điện tử vẫn sẽ được đối xử theo đúng quy định về thuế quan tương tự như các giao dịch giữa token thông thường với nhau.” “Tổng số tiền thu được trừ đi cơ sở tính thuế tài sản người dùng sẽ bao gồm mọi khoản phí/chi phí có liên quan”.
Thomas Shea cũng kêu gọi mọi người nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính phù hợp trước khi họ có thể nhận thức được các nghĩa vụ về thuế quan của mình.
“Trong một ngành tài chính mà công nghệ đóng vai trò cốt lõi trong kiến trúc hạ tầng, việc có một cố vấn tài chính có kiến thức về giải pháp công nghệ đi kèm, đồng thời hiểu rõ mục tiêu tài chính của bạn sẽ cho phép bạn đưa ra những quyết định tốt nhất có thể nhằm giảm thiểu các chi phí thuế quan của mình.”