Nội dung bài viết
1. Định nghĩa
Money Flow Index hay MFI là chỉ báo dòng tiền, thuộc nhóm chỉ báo động lượng, sử dụng khối lượng giao dịch và giá cả để đo lường áp lực mua bán của hàng hoá.
MFI dao động trong phạm vi từ 0 đến 100; khi MFI tăng thì áp lực mua tăng và ngược lại. Người phát triển chỉ báo này là Avrum Soudark và Gene Quong; khá tương đồng với RSI nhưng có thêm yếu tố khối lượng bổ sung.
Ý nghĩa của MFI là khi thị trường tạo đỉnh hoặc đáy thì khối lượng giao dịch ở đó sẽ gia tăng. Nếu chỉ báo kỹ thuật chỉ được xây dựng dựa vào sự thay đổi của giá thì sẽ không thể phản ánh hết được toàn cảnh thị trường. Yếu tố khối lượng sẽ giúp hoàn chỉnh nhận định, từ đó nhận biết được những dấu hiệu bất thường của khối lượng thay đổi, mang lại kết quả chính xác hơn trong phân tích kỹ thuật.
Nhà giao dịch dựa vào MFI có thể xác định được vùng quá mua hoặc quá bán, phân kỳ hoặc hội tụ và xu hướng thị trường.
Cách thức tính chỉ số MFI
MFI được tính dựa trên yếu tố giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa và khối lượng giao dịch nên công thức tính MFI sẽ khá phức tạp khi so sánh với RSI.
Các bước tính toán:
Bước 1: tính giá tượng trưng TP = (giá thấp nhất + giá cao nhất + giá đóng cửa) / 3
Bước 2: tính dòng tiền Money Flow: MF = MF (+,14)/MF (-,14)
Bước 4: tính chỉ số dòng tiền MFI theo công thức
Trong đó:
- Volume là khối lượng giao dịch mỗi phiên trong chu kỳ
- MF(+,14): tổng dòng tiền dương trong 14 chu kỳ
- MF(-,14): tổng dòng tiền âm trong 14 chu kỳ
Chu kỳ 14 là con số khuyến nghị của tác giả chỉ bảo; các nhà giao dịch có thể tuỳ chỉnh dựa vào chiến lược giao dịch của bản thân.
2. Ứng dụng chỉ báo MFI trong giao dịch crypto
Chỉ báo MFI rất hữu ích trong việc giúp nhà giao dịch nhận biết vùng quá mua hay quá bán, từ đó tìm ra dấu hiệu đảo chiều. Các nhà đầu tư dựa vào tín hiệu này để tìm thấy cơ hội kiếm lời và giao dịch.
Một số phương pháp giao dịch mà bạn có thể áp dụng với MFI như sau:
Giao dịch với vùng quá mua/quá bán
Phương pháp giao dịch này khá đơn giản, phù hợp với cả những nhà giao dịch mới tham gia trên thị trường. Chiến lược giao dịch này dựa vào việc giao nhau giữa những ranh giới của vùng quá mua/quá bán để tiến hành giao dịch theo xu hướng. Cụ thể:
Vào lệnh BUY khi MFI<20
Nếu MFI nằm dưới đường 20, thị trường đang có dấu hiệu nằm trong vùng quá bán và sẽ có khả năng đảo chiều tăng. Khi này nhà đầu tư có thể vào lệnh BUY.
- Điểm vào lệnh: khi MFI vừa cắt trên đường giới hạn với đường 20 – khu vực quá bán hoặc khi có sự xác nhận của những cây nến tăng trên biểu đồ giá
- Điểm Stop Loss cắt lỗ phía dưới đáy gần nhất trên đồ thị giá
- Điểm chốt lời Take Profit đảm bảo tỷ lệ R:R >1:2
Vào lệnh SELL khi MFI>80
Nếu MFI tăng dần rồi vượt khỏi đường 80 là tín hiệu quá mua và báo hiệu thị trường sẽ có dấu hiệu giảm và nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh bán.
- Điểm vào lệnh. khi MFI vừa cắt lên vùng quá mua – đường 80 hoặc có sự xác nhận của cây nến giảm trên biểu đồ
- Điểm cắt lỗ: phía trên đỉnh của xu hướng giá tăng
- Điểm chốt lời Take Profit đảm bảo tỷ lệ R:R >1:2
Thực tế thì những tín hiệu quá mua, quá bán xảy ra khá thường xuyên; nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra sự đảo chiều ngay sau đó. Do đó, các nhà đầu tư nên áp dụng kèm theo các chỉ báo khác và theo dõi thêm chuyển động của MFI sau khi giá rời khỏi vùng quá mua, quá bán để thực hiện lệnh chính xác hơn.
Giao dịch đảo chiều dựa trên tín hiệu phân kỳ của MFI
Khi sử dụng các vùng quá bán, quá mua của MFI để giao dịch đảo chiều thì xác suất thành công không cao và khá rủi ro. Thay vào đó, bạn nên kết hợp vùng quá mua/quá bán với phân kỳ của đường MFI và giá, từ đó mang đến chiến lược giao dịch ít rủi ro và nhiều tiềm năng lợi nhuận hơn.
Thực hiện lệnh BUY khi xu hướng đảo chiều
Nếu bạn muốn thực hiện lệnh BUY thì xu hướng chính lúc này là xu hướng giảm và đang có dấu hiệu suy yếu. Khi giá liên tục thất bại trong việc tạo đỉnh/đáy mới cao hơn đỉnh đáy cũ và có dấu hiệu đi ngang.
Bước 1: ứng dụng đa khung thời gian để có thể xác định xu hướng chính
Bước 2: tìm tín hiệu phân kỳ giữa đường giá và đường MFI; sau đó nếu đường MFI cũng nằm trong vùng quá bán thì đó chính là tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng.
Bước 3: thực hiện lệnh BUY
– Đợi giá xác nhận đảo chiều khi phá vỡ vùng sideway và bắt đầu giảm thì vào lệnh thêo cây nến tăng xác nhận.
– Điểm Stop Loss (cắt lỗ): ngay dưới vùng tranh chấp giá gần nhất
– Điểm Take Profit (chốt lời): tỷ lệ R:R >1:3
Thực hiện lệnh SELL khi xu hướng đảo chiều
Khi đó xu hướng chính phải là xu hướng giá tăng và đang có tín hiệu suy yếu, ví dụ giá liên tục thất bại trong việc tạo đỉnh/đáy mới thấp hơn đỉnh đáy cũ và có dấu hiệu đi ngang.
Bước 1: ứng dụng đa khung thời gian trong việc phân tích xu hướng hiện tại
Bước 2: tìm tín hiệu phân kỳ giảm giữa giá và đường MFI. Lưu ý: MFI cũng đang nằm trong vùng quá mua, dự báo giá sắp đảo chiều. Khi đó giá sẽ có chiều hướng quay đầu từ tăng thành giảm.
Bước 3: thực hiện lệnh SELL
– Đợi giá xác nhận đảo chiều khi phá vỡ vùng đi ngang và bắt đầu giảm thì vào lệnh ở cây nến tín hiệu đỏ xác nhận.
– Điểm Stop Loss (cắt lỗ): bên trên vùng tranh chấp giá gần nhất
– Điểm Take Profit (chốt lời): tỷ lệ R:R >1:3
3. Nhược điểm của MFI
Không có một chỉ báo nào là hoàn chỉnh, và MFI cũng vậy. Nếu bạn sử dụng MFI độc lập, thì tín hiệu nó mang lại sẽ không chính xác. Các nhà giao dịch nên kết hợp MFI với các công cụ khác để đưa ra thông tin và tín hiệu chuẩn xác nhất và khả năng thành công cao hơn.
Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành giao dịch với chỉ báo MFI:
- MFI đôi khi sẽ cho tín hiệu sai, nếu nó đưa ra điểm thực hiện lệnh tiền năng nhưng đôi khi giá sẽ không di chuyển như mong đợi, gây ra thua lỗ. Ví dụ: tín hiệu phân kỳ nhưng giá lại không đảo chiều.
- Chỉ báo MFI cũng có thể cảnh báo trước xu hướng khi có sự kiện giao dịch nên nhà đầu tư cũng phải có phân tích riêng để kiểm soát rủi ro.
4. Tổng kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về chỉ báo MFI và cách sử dụng nó trong việc giao dịch tiền điện tử. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm và kiến thức trong việc giao dịch cùng MFI. Chúc các bạn thành công và đừng quên đón đọc nhiều bài viết thú vị khác trên website của Fiahub.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog