Xoay quanh vấn đề vì sao Farming lãi cao nhưng vẫn lỗ, ngày hôm nay hãy cùng Fiahub tìm hiểu nhé. Trước khi giải quyết câu hỏi, chúng ta cùng điểm qua một số khía cạnh về bản chất Farming và những lợi ích, rủi ro khi Farming nhé.
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về Farming
Yield Farming hay Farming là khái niệm để chỉ việc người dùng cố gắng tạo ra nhiều lợi nhuận nhất có thể từ tài sản crypto của mình; bằng việc cung cấp tính thanh khoản cho giao thức DeFi.
Cụ thể: Yield được hiểu là lợi nhuận, Farming được hiểu là canh tác.
Những lợi ích và rủi ro về Farming mà bạn cần biết
Lợi ích
Farming thu hút được lượng người dùng tham gia chỉ trong thời gian ngắn; cũng là giải pháp giúp xử lý những vấn đề xoay quanh tính thanh khoản của tài chính phi tập trung.
Lợi ích từ Farming mang lại gồm có:
- Đối với dự án: tạo tính thanh khoản cho các sàn DEX, gián tiếp mang lại sự tăng trưởng cho dự án
- Đối với người dùng: có thể kiếm thêm thu nhập từ tài sản của mình, giúp người dùng biết nhiều hơn về DeFi.
Rủi ro
Những rủi ro tiềm ẩn của Farming luôn có sẵn, và có tác động lớn tới người dùng. Chẳng may người tham gia không am hiểu sẽ rất dễ trở thành con mồi và mất trắng toàn bộ vốn ban đầu.
Những rủi ro phải kể tới như:
- Bị hack hợp đồng thông minh: nếu hacker tấn công và lợi dụng những lỗ hổng trong bảo mật, khả năng cao sẽ bị bug trong hợp đồng thông minh, đẻ đánh cắp tài sản và tấn công giao thức.
- Bị Rug Pull: rui ro này do chính các giao thức gây ra; dự án có thể rút toàn bộ thanh khoản và biến mất.
- Impermanent Loss: tổn thất tạm thời tới những nhà cung cấp thanh khoản, khi tham gia đóng góp thanh khoản trên các sàn AMM.
Khoản thua lỗ này được tính trên cơ chế giá trị chênh lệch của một loại token khi người dùng tham gia không cung cấp hoặc có cung cấp thanh khoản. Cặp tài sản biến động giá càng cao thì tổn thất tạm thời người dùng phải chịu cũng cao hơn.
Người dùng thông qua việc chọn những cặp tài sản với tỷ lệ trong pool không giống nhau ở một số nền tảng giảm thiểu rủi ro như 95/5, 80/20, 50/50. Đương nhiên phần lợi nhuận nhận được cũng sẽ tỷ lệ thuận với mức rủi ro mà người tham gia phải chịu.
- DeFi: những rủi ro này xuất hiện như việc bị thanh lý tài sản; các tài sản thế chấp có thể bị thanh lý khi thị trường biến động mạnh, từ đó khiến vị thế của người dùng cũng bị thanh lý theo.
2. Cách lựa chọn token để tránh rủi ro khi Farming?
Lựa chọn token theo chiến lược
Người dùng cần ứng dụng farming với chiến lược đúng đắn dựa trên một số tiêu chí như sau:
Tham gia farming khi 2 tài sản biến động cùng chiều:
- Tăng giá chung: giá trị token và phần thưởng tỷ lệ thuận cùng tăng
- Giảm giá chung: khi các cặp token giảm đồng thời, người dùng có thể farming và nhận reward
- Người dùng nên tham gia farming với các cặp tài sản đầu tư dài hạn
- Đối với những cặp tài sản có giá trị ổn định, mức thua lỗ tạm thời không cao sẽ giảm rủi ro cho người dùng
Khi 2 tài sản biến động ngược chiều thì không nên farming
Nếu token A tăng nhưng token B lại giảm hoặc ngược lại thì sự biến động này sẽ ảnh hưởng mạnh lên giá trị phần thưởng mà người dùng nhận được từ các farming pool và gặp nhiều rủi ro về khoản lỗ tạm thời cao.
3. Các tránh rủi ro với khoản thua lỗ tạm thời
Một số cách mà người dùng có thể tham khảo như sau:
- Farming những cặp token ổn định về giá, chẳng hạn Stablecoin với mức phần thưởng nhận được thấp hơn nhưng an toàn cao và không quá ảnh hưởng bởi thị trường biến động.
- Không rút thanh khoản với trường hợp token không khôi phục về khoảng giá cũ: đối với các cặp token đầu tư dài hạn, nếu token giảm dưới mức giá mà người dùng đã mua, hãy tiếp tục farming và đợi khi giá hồi về để tránh thua lỗ, đồng thời vẫn nhận được phần thưởng từ giao thức.
- Không cung cấp thanh khoản với thị trường biến động mạnh: lúc này sự chênh lệch giá sẽ xảy ra và nếu dùng token để farming sẽ bị ảnh hưởng.
Cách tối ưu hoá lợi nhuận với farming: Rewards > Impermanent Loss
4. Vì sao farming với APR > 1,000% nhưng vẫn lỗ?
Nhiều người dùng tham gia farming đạt APR cao nhưng vẫn lỗ, lý do có thể bởi:
- Thua lỗ tạm thời cao, vì khi APR cao nhưng giá token lại liên tục giảm
- Khi tài sản farming bị giảm giá trị
- Khi tài sản rewards bị giảm giá trị
- TVL tăng và reward bị giảm giá trị
5. Nên farming khi nào?
- Bước 1: chọn các pool có phần thưởng cao
- Bước 2: chọn những tải sản có biến động thấp theo một khoảng thời gian
- Bước 3: deposit thật nhanh trước khi TVL tăng để nhận phần thưởng cao
- Bước 4: khi có rewards token thì có thể chốt 50% về Stablecoin
- Bước 5: 50% còn lại có thể canh để chốt lời theo TVL
6. Khi nào nên rút khỏi pool farming?
- Khi TVL của pool tăng mạnh, khiến rewards giảm
- TVL không tăng nữa và bắt đầu đảo chiều. Khi đó người dùng trước với lượng tài sản lớn đã tiến hành chốt lời để bảo tồn vốn, người dùng tham gia farming sau thì khả năng không còn kiếm được lợi nhuận nữa.
7. Kết luận
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu kỹ về hình thức farming trong tiền điện tử và giải thích nguyên nhân vì sao farming có lãi cao nhưng sau cùng vẫn lỗ. Cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn.
Fiahub chúc các bạn đầu tư thành công với thị trường tiền điện tử. Đừng quên, mọi thắc mắc về thị trường vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog