Nội dung bài viết
Dự án Cardax
1. Cardax là gì?
Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu Cardax là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Cardax cho phép người dùng giao dịch đồng ADA để lấy bất kỳ token nào trên mạng lưới của Cardano. Tuy nhiên, so với một số sàn DEX khác mà Fiahub đã có dịp giới thiệu tới độc giả như Maladex hay Minswap,… thì theo Cardax họ có một vài đặc điểm khác biệt.
Theo chia sẻ trong whitepaper của dự án Cardax, giao thức của họ là sự kết hợp giữa mô hình oder book và AMM. Do đó, họ tạo ra một giao thức cho phép:
- Trao quyền cho bất kỳ ai cũng có thể trở thành một market maker (người tạo lập) bằng cách khởi tạo một pool thanh khoản hoặc tham gia vào một pool có sẵn.
- Tối thiểu đến mức tối đa tỷ lệ slippage và mức độ rủi ro liên quan đến impermanent loss.
- Tạo sự minh bạch nhiều hơn về giá cả.
- Cho phép những nhà phát hành token tự tạo ra các cặp giao dịch mới mà không cần phải đặt cọc một lượng lớn vốn như một số giao thức khác.
Để làm được những điều trên, Cardax đã cải tiến từ các giao thức AMM hiện có. Họ gọi nó là EAMM (Extended Automated Market Maker). Theo Cardax, một trong những vấn đề của các giải pháp AMM hiện có là rào cản gia nhập khá lớn. Để dễ hiểu hơn, mình sẽ lấy ví dụ thế này.
Giả sử bạn là một nhà phát triển và bạn cho ra mắt một token với ký hiệu là ABC. Bạn muốn tạo một nơi để giao dịch cặp ADA/ABC. Để làm được điều này, theo cách làm truyền thống, bạn sẽ phải chuẩn bị cả ADA và token ABC. Token ABC vốn không phải là vấn đề vì đây là token của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ bị gặp khó khi sở hữu token ADA. Điều này có nghĩa là nếu như lượng ADA bạn có ít, bạn sẽ chỉ tạo ra những pool nhỏ và ít thanh khoản và ngược lại. Do đó, các dự án nhỏ, mới ra mắt sẽ khó có thể cạnh tranh với các dự án lớn đã ra mắt trước đó.
Giao thức EAMM của Cardax được sinh ra để giải quyết vấn đề này. Nó cung cấp quyền được định giá cho taker mỗi khi có các cặp mới được hình thành. Khi đó, các maker sẽ mất quyền để kiểm soát giá và sẽ phải tìm ra thuật toán dựa vào các taker. Đây là một lựa chọn giao thức sẽ đưa cho những người tạo ra cặp giao dịch mới và không muốn bỏ vào đó một lượng lớn tài sản. Cuối cùng, chính người tạo cặp giao dịch mới đó sẽ là người quyết định xem họ có muốn thực hiện lựa chọn này hay không.
Như vậy, EAMM của Cardax sẽ trao quyền cho tất cả mọi người. Ai cũng có thể tạo ra các pool thanh khoản. Nhà cung cấp thanh khoản (LP) sẽ có thể tạo ra một pool thanh khoản và/hoặc cung cấp thanh khoản vào các pool có sẵn.
2. Mức phí trên Cardax
Mức phí trên Cardax sẽ là 0.35% cho việc swap token. Trong đó được phân bổ như sau:
- 0.3% được chia cho các LP dựa trên tỷ lệ đóng góp của họ vào pool. Phần phí được chia cho các LP này sẽ được trả bằng đồng CDX (token gốc của Cardax mà chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau).
- 0.05% còn lại sẽ được đưa vào quỹ chung của Cardax.
3. Đội ngũ phát triển (Team)
Ryan Morrison là Founder & CEO của dự án Cardex. Theo chia sẻ, anh có hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing. Anh ta đã từng làm việc cho các công ty về các giải pháp thanh toán, phần mềm mạng, nghiên cứu tài chính,… Ryan từng tham gia vào dự án Cardano từ năm 2017 và là host của kênh Cardano Podcast.
Đội ngũ phát triển của Cardax.
Có thể thấy, đội ngũ của Cardax không có quá nhiều ấn tượng. Dựa trên các thông tin được cung cấp, họ cũng không quá nổi bật. Hơn nữa, cũng không có các thông tin gì liên quan đến các Advisor hay nhà đầu tư cho dự án này cả. Vậy nên, nếu chấm điểm về khía cạnh đội ngũ, có vẻ như Cardax không được đánh giá cao cho lắm.
4. Lộ trình phát triển (Roadmap)
Theo như công bố trong phần roadmap của dự án, tính đến thời điểm hiện tại dự án mới chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện phần thiết kế giao thức. Theo kế hoạch, lẽ ra đây là thời điểm sàn DEX của Cardax được ra mắt. Trên trang Web của dự án cũng không thấy có đường link về sàn DEX nên có lẽ nó cũng chưa được hoàn thành.
Roadmap phát triển của dự án Cardax.
Token CDX của dự án Cardax
1. Thông tin chung
- Ký hiệu: CDX.
- Mạng lưới: Cardano.
- Hợp đồng: Chưa có.
- Tổng cung: 1,000,000,000 CDX.
Lưu ý: Fiahub sẽ cập nhật các thông tin này khi dự án công bố thông tin chính thức
2. Phân bổ token CDX
Dự án sẽ phân bổ 20% cho Team và 5% cho Advisors. Tuy nhiên, số lượng token này sẽ bị lock trong smart contract và sẽ được phân phối sau thời gian 02 năm.
Kế hoạch phân bổ token CDX.
3. Ví lưu trữ token CDX
CDX là một token được xây dựng trên mạng lưới Cardano. Do đó, các ví lưu trữ hỗ trợ chuẩn của mạng lưới này sẽ có thể được sử dụng để lưu trữ CDX. Một trong số đó có thể kể đến như Yoroi hay Daelaus.
4. Token CDX được sử đụng để làm gì?
Với cơ chế hoạt động như Cardax đã mô tả, chúng ta có thể thấy CDX đóng vai trò như token gốc của giao thức. Do đó, nó có thể được sử dụng trong một số trường hợp sau đây:
- Trả phần thưởng cho các LP khi họ cung cấp thanh khoản cho giao thức.
- Trả phí khi người dùng thực hiện swap token thông qua giao thức.
Có nên đầu tư vào dự án Cardax và token CDX thời điểm này?
Tại thời điểm này, Cardax gần như chưa có sản phẩm hoàn thiện để ra mắt người dùng. Do đó, sẽ khó cho chúng ta có thể đánh giá chính xác được những chỉ số liên quan. Tuy nhiên, xét về mặt ý tưởng, đây có thể là một điểm mới cho các giải pháp về AMM ở thời điểm hiện tại. Nếu đúng như những gì dự án mô tả, đây sẽ mở ra một hướng đi mới cho các dự án nhỏ có thể tiếp cận đến người dùng thông qua nền tảng của Cardax.
Tuy nhiên, chuyện gì cũng sẽ có hai mặt tốt xấu của nó. Việc hỗ trợ các dự án dễ dàng tạo các pool thanh khoản mà không cần quá nhiều tiền đặt cược cũng có thể tạo điều kiện cho các cuộc lừa đảo nhiều hơn. Các token có thể được nhân bản một cách dễ dàng giống như các đợt ICO năm 2017. Thậm chí, nhiều dự án mới chỉ dừng lại ở ý tưởn, không có đội ngũ đủ lực để phát triển đã mở ra để kêu gọi vốn từ cộng đồng. Nếu như Cardax đi vào hiện thực, đây có thể sẽ trở thành cái nôi cho các dự án như vậy.
Do đó, ở góc độ người dùng, khi dự án Cardax đi vào hoạt động chính thức, chúng ta vẫn cần phải DYOR kỹ lưỡng từng dự án để tránh biến mình trở thành nạn nhân của các vụ scam vốn đã đầy rẫy trên thị trường hiện nay. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích. Đừng quên chia sẻ nó nếu như bạn thấy hay và hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo tại Fiahub nhé.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.