Nội dung bài viết
Nhắc Lại Stablecoin Là Gì?
Stablecoin là một loại tiền điện tử thường có giá trị được gắn với một tài sản khác, chẳng hạn như tiền tệ, kim loại quý hoặc các loại tiền điện tử khác.
Ví dụ như: Tether (~$1), Paxos (~$1), VNT (gắn với VNĐ)
Với các đồng top như Bitcoin (BTC) cũng đã trải qua các đợt tăng giảm giá đột ngột – đôi khi chỉ trong vài giây – những người hoài nghi cho rằng tiền điện tử thông thường gần như không thể sử dụng làm phương tiện trao đổi mua bán. Nhưng tách cà phê buổi sáng của bạn có thể đắt hơn 25% chỉ trong thời gian bạn thanh toán bill.
Stablecoin nhằm mục đích giải quyết các vấn đề này bằng cách thế chấp. Trong một số trường hợp, $1 được giữ để dự trữ cho mỗi đơn vị của một stablecoin đang lưu hành, hoặc có thể là một gram vàng.
Bạn có thể đọc nhiều hơn về stablecoin cơ bản tại đây.
Tất Cả Đều Ổn. Vậy Vấn Đề Xảy Ra Ở Đâu?
Một số người chơi lớn trong thị trường tiền ổn định bị cáo buộc là thiếu minh bạch.
Tether là loại tiền điện tử lớn thứ 6 trên thế giới – và là stablecoin có mức vốn hóa thị trường hơn 4 tỷ đô la. Nhưng các vấn đề pháp lý đã xảy ra khi nó dính tới cáo buộc thao túng giá.
Các nhà phê bình tiền điện tử từ lâu đã kêu gọi Tether phải chịu một cuộc kiểm toán độc lập để xác minh tính xác thực của các khiếu nại của mình, nhưng các cuộc kiểm tra đã không được đưa ra. Những thay đổi gần đây về các điều khoản của nó cũng cho thấy rằng stablecoin này đang được hỗ trợ bởi các tài sản khác.
Một luật sư điều hành của Tether xác nhận, nó đang chạy trên một khoản dự trữ phân đoạn, công ty chỉ đủ tiền mặt để hỗ trợ 74% nguồn cung. Một số lượng tài sản của công ty cũng được đặt trong Bitcoin khiến tòa án phải đặt câu hỏi tại sao Tether đã đặt tài sản của mình vào một loại tiền tệ nhiều biến động trong khi mục đích của nó là tiền ổn định.
Tất cả những điều này xảy ra sau một vụ kiện đang diễn ra bởi Văn phòng Pháp lý New York cáo buộc rằng 850 triệu đô la của quỹ Tether tựa đã được sử dụng để bù lỗ tại Bitfinex, một sàn giao dịch liên kết – ảnh hưởng đến niềm tin vào stablecoin tập trung.
Các Quy Định Kiểm Soát Stablecoin?
Cũng như các loại tiền điện tử khác, điều khoản điều hành rất thiếu sót và nhiều lúng túng.
Nhật Bản – một nền kinh tế đã có lập trình thân thiện hơn đối với tiền điện tử so với các quốc gia khác dường như đang dẫn đầu về việc tìm cách kiểm soát stablecoin. Tokyo tin rằng các loại tiền kỹ thuật số này có khả năng thực hiện chuyển tiền từ người lao động ở nước ngoài về cho người thân của họ nhanh hơn và rẻ hơn. Đã có hơn 500 tỷ đô được gửi bằng kiểu hối đoái toàn cầu đến các nước đang phát triển vào năm 2018 – với những người di cư phải đối mặt với mức phí khá cao, trung bình 7%.
Tại Mỹ, nơi đã áp dụng một cách tiếp cận rất cẩn trọng đối với tiền điện tử nói chung, dường như quy định sẽ phụ thuộc vào phương pháp mà đồng tiền này đạt được sự ổn định của chúng. Do đó, các stablecoin được chốt bằng đồng đô la Mỹ sẽ được xử lý khác với những đồng duy trì mức giá bằng thuật toán theo cung cầu.
Mặc dù các quy định có thể được coi là xấu, nhưng có một lập luận rằng các hướng dẫn rõ ràng từ các cơ quan tài chính có thể giúp stablecoin và lĩnh vực tiền điện tử phát triển rộng hơn, bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.
Sự Cạnh Tranh Của Các Stablecoin?
Điều đầu tiên, trước nhất stablecoin phải đảm bảo tính minh bạch thì thị trường mới tin dùng nó.
Các đối thủ của Tether đã tận dụng những điểm yếu của nó bằng cách mở ra chính sách đảm bảo stablecoin của họ thực sự được hỗ trợ 100% bằng đô la Mỹ và họ minh bạch hơn.
Một trong những đối thủ lớn nhất của Tether phải kể đến Paxos, được phát triển trên nền tảng blockchain của Ethereum theo chuẩn ERC20. Bên cạnh đó PAX còn được Sở Dịch vụ tài chính của bang New York (NYDFS) phê chuẩn và quản lý.
Bạn có thể đọc thêm về Paxos tại đây.
Về Libra Của Facebook?
Có tiềm năng, nhưng sẽ có rất nhiều rào cản cho stablecoin này.
Đầu năm nay, Facebook từng tiết lộ kế hoạch cho Libra – một stablecoin sẽ hoạt động như đồng đô la Mỹ, Yên Nhật, Bảng Anh và Euro. Mạng xã hội có tham vọng cho phép hàng tỷ người dùng gửi và nhận tiền vượt cả biên giới – phá vỡ thị trường chuyển tiền. Tuy nhiên, dự án đã gặp phải rào cản rất lớn, các chính trị gia Mỹ lo ngại rằng nó có thể làm suy yếu đồng đô la Mỹ và thậm chí đe dọa cả nền kinh tế toàn cầu, Facebook thừa nhận nhiều khả năng Libra sẽ bị hủy bỏ.
Stablecoin Sẽ Ra Sao Ở Năm 2020?
Hãy theo dõi Facebook và Walmart để xem các dự án của họ tiến triển như thế nào và xem các quốc gia trên thế giới tiết lộ các quy định về tiền điện tử.
Nó có khả năng các nhà quản lý sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra một khuôn khổ rõ ràng, trong đó nêu rõ nơi mà các stablecoin phù hợp với nền kinh tế – nhưng một số nơi sẽ cấm hoàn toàn tiền điện tử như Ấn Độ.
Quay trở lại cộng đồng tiền điện tử, năm tới có thể thấy các sàn giao dịch phối hợp với nhau để đảm bảo rằng stablecoin có sẵn ở càng nhiều nơi càng tốt – thúc đẩy phân tán và đưa vào tài chính.
Như vậy, các đồng tiền ổn định sẽ càng được phát triển hơn trong tương lai gần. Nó sẽ trở thành một xu thế. Liệu các quốc gia sẽ phát hành các đồng stablecoin ứng với tiền tệ của riêng họ để hạn chế sự lạm phát của tiền giấy?