Trong đầu tư, xu hướng chính là yếu tố vô cùng quan trọng. Việc xác định đúng xu hướng giá ở thời điểm đầu quả không đơn giản và theo dõi nó khi đạt đỉnh cần vất vả hơn. Lý do bởi không có loại tài sản nào tăng hoặc giảm giá đột ngột theo chiều thẳng đứng 90 độ cả.
Các xu hướng giá tăng/ giảm sẽ đôi lúc tạm dừng trong một khoảng thời gian ngắn, nhờ đó nhiều nhà đầu tư có thể nhảy vào thị trường sau khi bỏ lỡ đợt đầu. Khi lượng người giao dịch tăng, giá trị của tài sản có thể tiếp tục tăng/ giảm hoặc đảo chiều.
Các nhà đầu tư có thể nhận biết xu hướng lèo dài này thông qua những mô hình tiếp nối được biểu thị trên biểu đồ dưới nhiều hình dạng dễ phân biệt, có tên thuật ngữ là Bull Flag (cờ tăng) và Bear Flag (cờ giảm). Bài viết này Fiahub sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về hai khái niệm này nhé.
Nội dung bài viết
Bull Flag (Cờ tăng)
Bull Flag là mô hình cờ hình chữ nhật tăng giá, được hình thành sau khi thị trường có một đợt tăng giá có độ dốc thoải hoặc gần như thẳng đứng; gồm 2 đường xu hướng song song, từ đó tạo hình hình dạng giống lá cờ hình chữ nhật.
Mô hình này được xem như dấu hiệu tăng giá, biểu thị xu hướng giá hiện tại có thể tiếp tục tăng. Lá cờ có thể nằm ngang nhưng thường nó hơi hướng xuống hoặc chếch lên.
Xu hướng tăng giá trước lá cờ được gọi là Flagpole (cán cờ). Lá cờ có hình dạng chữ nhật được các nhà đầu tư xem là sự tích luỹ. Điều này xảy ra khi giá dường như dao động giữa hai giới hạn trên và dưới.
Dấu hiệu tăng giá xảy ra khi giá bật ra khỏi đường xu hướng kháng cự và tiếp tục xu hướng tăng giá ban đầu. Tên gọi của mô hình này xuất phát từ sự tương đồng giữa đồ thị với hình ảnh lá cờ thường thấy ngoài đời thực.
Cấu tạo của mô hình là Flag (lá cờ) và Pole (cán cờ).
“Cán cờ” là biểu trưng cho mức biến động giá đột ngột theo chiều lên hoặc xuống, được hậu thuẫn bởi một trào lưu mạnh mẽ giao dịch, sau đó tạm dừng trong khoảng thời gian tiếp theo để hình thành “lá cờ”, trông sẽ khá giống với một đợt tăng hoặc giảm giá.
Hình cờ có thể xem như một tín hiệu thị trường quý giá dành cho nhà đầu tư, giúp chỉ ra các điểm thành công hoặc thất bại rõ ràng, từ đó giảm thiểu rủi ro đáng kể.
Mức cản trở của Bull Flag bị phá vỡ, nhà đầu tư có thể an tâm rằng giá sẽ tiếp tục tăng khoảng bằng với chiều cao của “cán cờ”, còn được gọi là phương pháp tính cao độ. Tuy nhiên, khi vùng hỗ trợ của Bull Flag bị thủng, mô hình này sẽ không còn ứng nghiệm và xác suất tiếp tục tăng không cao. Với Bear Flag, thị trường sẽ diễn ra ngược lại.
Bear Flag (Cờ giảm)
Mô hình cờ chữ nhật giảm hay Bear Flag hình thành sau đợt giảm giá có độ dốc thẳng đứng hoặc thoai thoải. Đây là dấu hiệu thị trường giảm giá sẽ tiếp tục. Mô hình gồm hai đường xu hướng song song giống với hình dáng lá cờ chữ nhật, và khá giống với Bull Flag.
“Cán cờ” là xu hướng giá giảm trước khi lá cờ xuất hiện. Nhà đầu tư xem đây là sự tích luỹ khi lá cờ xuất hiện khi giá dao động lên xuống giữa hai giới hạn. Mô hình là sự phản ánh tâm lý của nhà đầu tư khi giá xuống sẽ sẵn sàng bán ra và sự nhiệt tình của nhà đầu tư giá lên khi sẵn sàng mua ở một mức giá khả thi.
Dấu hiệu giảm giá xảy ra khi giá bật khỏi đường hỗ trợ của mô hình và tiếp tục xu hướng giảm ban đầu.
Lưu ý về Bull Flag và Bear Flag
Mặc dù đây là mô hình giá mạnh mẽ khi thị trường biến động dữ dội nhưng không phải lúc nào cũng ứng nghiệm. Một số tín hiệu giả có thể xuất hiện khi giá đã vượt lên trên cán cờ rồi nhưng sau đó lại quay đầu trở lại.
Các nhà đầu tư nên đợi nến giá đóng lại bên ngoài kiểu hình cờ để gia tăng độ tin cậy của thị trường và giảm rủi ro giao dịch.
Nên dựa thêm vào lưu lượng giao dịch khi sử dụng Bull Flag Breakout và Bear Flag Breakout. Nếu lưu lượng giao dịch ts quá sẽ khiến các nhà đầu tư xác định nhầm xu hướng và đưa ra quyết định sai.
Việc áp dụng thêm các công cụ như RSI để đo lường sự thay đổi giá cũng giúp gia tăng tỉ lệ thành công cho nhà đầu tư.
Tổng kết
Trên đây là một vài thông tin tổng hợp về mô hình xu hướng giá Bull Flag và Bear Flag dành cho các nhà đầu tư. Dựa vào mô hình này, kết hợp thêm một số chỉ báo đáng tin cậy khi phân tích kỹ thuật có thể giúp các bạn mua bán đúng đắn.
Fiahub chúc các bạn đầu tư thành công và đừng quên theo dõi những bài viết thú vị, bổ ích trên blog của chúng tôi.
Mọi thắc mắc cần giải đáp và tư vấn, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của chúng tôi 24/7
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog