Thay vì tìm hiểu về định nghĩa Blockchain, hãy cùng hiểu cách Blockchain xử lý các vấn đề.
Đầu tiên, bạn thử trả lời câu hỏi: Làm sao bạn biết mình có 200 triệu trong tài khoản ngân hàng?
Bạn sẽ kiểm tra số dư trong ứng dụng mobile của ngân hàng đúng không? Vậy nếu bạn chuyển 60 triệu cho bạn của mình, ngân hàng sẽ tự động trừ trong tài khoản và ghi có cho bên tài khoản kia. Hoặc bạn sẽ phải ra quầy giao dịch thực hiện. Đây đều là thông tin kế toán được ngân hàng ghi chép và lưu lại.
Một ngày, khi máy chủ ngân hàng bị tấn công và thay đổi số giao dịch, dữ liệu ngân hàng bị huỷ và đánh cắp, nhân viên ngân hàng thay đổi thông tin giao dịch… phải làm sao? Bạn đặt 100% niềm tin vào bên thứ ba và khi có vấn đề xảy ra thì bạn sẽ mất tài sản.
Có cách nào giúp cơ quan, tổ chức xác nhận thông tin giao dịch hay sở hữu tài sản không? Blockchain chính là phương tiện như vậy.
Nội dung bài viết
Nếu không có ngân hàng, thì sao?
Nếu có 10 người nhìn thấy “rủi ro” và không dùng ngân hàng, họ lựa chọn thống nhất xác thực giao dịch cho nhau không thông qua bên thứ ba. Mỗi người đánh số từ #1 đến #10. Họ sẽ làm như sau:
- Hồ sơ tài liệu
Mỗi người giữ 1 túi hồ sơ riêng, ghi lại giao dịch với bất kỳ ai trong nhóm. Hồ sơ có nhiều trang và ghi lần lượt hết từng tờ.
- Giao dịch đầu tiên
Mỗi người cầm 1 tờ giấy trắng và 1 cây viết, ghi lại thông tin mọi giao dịch giữa họ. Nếu người số #3 gửi 10 USD qua cho người số #8 thì #3 sẽ la lên “Tôi muốn chuyển 10 USD cho #8, mọi người ghi lại nhé!”.
Các thành viên cùng xem có 10 USD trong tài khoản của #3 không và có chuyển qua cho #8 không. Mọi người sẽ ghi lại khi giao dịch thực hiện.
- Các giao dịch tiếp theo
Những giao dịch khác cũng thực hiện như trên. Các ghi chú trên trang 1 có thể tối đa 10 giao dịch, hết lại sang trang 2.
Để kết thúc trang 1, mọi người cùng niêm phong bằng “1 ổ khoá chung duy nhất” nhờ đó đảm bảo thông tin giao dịch đã thực hiện không thể thay đổi với mã số niêm phong duy nhất. Đây là yếu tố đảm bảo an toàn cho dữ liệu giao dịch.
Điều này không có tại ngân hàng truyền thống.
Cách niêm phong tài liệu giao dịch
Sử dụng một cỗ máy để tạo ra dải niêm phong duy nhất cho các thông tin giao dịch. Bạn được đưa 1 chiếc hộp với 1 con số ghi trên đó là 20894 và được yêu cầu giải một câu đố để tìm số niêm phong.
“Hãy tìm một số khi cộng với 20894 và đưa vào cỗ máy sẽ cho 1 dãy ký tự bắt đầu với 3 chữ số 0”
Với cách thử hàng loạt các con số, cộng lại và đưa vào cỗ máy đến khi cho ra đáp án đúng.
Giả sử bạn tìm ra và đưa vào máy thì đầu ra thỏa mãn điều kiện. Dãy số tìm ra chính là mã số niêm phong cho trang giấy.
Mã số niêm phong
Đây chính là Proof of Work hay bằng chứng công việc, mà ý nghĩa của nó là bằng chứng cho sự nỗ lực giải quyết các bài toán nhằm tạo ra niêm phong cho khối dữ liệu cần giữ an toàn.
Khi mã hoá thông tin giao dịch trên trang giấy đầu tiên với con số 20894 như trên, bạn được một dãy số. Nếu ai muốn kiểm tra thông tin trên trang giấy niêm phong có bị thay đổi không chỉ cần đưa vào trang giấy cùng mã số niêm phong và nếu ra đáp án là một dãy ký tự với 3 số 0 đầu tiên theo câu đố thì dữ liệu đã an toàn. Nguyên tắc chung này được áp dụng cho mọi trang giấy được đóng gói trong túi hồ sơ.
Quay lại với nhóm 10 người. Cả 10 người cùng tính toán con số niêm phong cho tài liệu. Ai tìm ra đầu tiên sẽ báo cho tất cả để niêm phong hồ sơ. Trong trường hợp xảy ra sai sót từ kết quả của 1 người nào đó thì sao? Cách duy nhất là huỷ trang giấy và copy từ một ai khác trong nhóm.
Nếu trang giấy không thể niêm phong thì người đó không thể tiếp tục rút trang giấy khác ra giao dịch, càng không được xem là một phần của mạng lưới. Mạng lưới sẽ vẫn bảo vệ tính chính xác và trung thực của những người con lại qua sự đồng thuận. Những người còn lại tiếp tục giải đố cho tới khi có câu trả lời đúng, được kiểm tra bởi người khác trong mạng lưới và khi đó trang giấy đầu tiên sẽ được đóng gói.
Với người giải nhanh nhất và đúng, sẽ được phần thưởng. Nó được sinh ra trong hệ thống chứ không lấy từ bất kỳ ai. Đây chính là chính sách mà Blockchain Bitcoin đang áp dụng. Việc giải toán để tìm mã số niêm phong trong khối lượng giao dịch chính là hoạt động “đào coin” và phần thưởng là số lượng Bitcoin nào đó. Càng nhiều người sở hữu Bitcoin, giá trị của nó cũng tăng theo thời gian.
Một trang dữ liệu niêm phong xong sẽ chuyển sang trang mới. Hãy hình dung trang dữ liệu là một khối dữ liệu – hay gọi là Block. Một chuỗi các Block, sẽ tạo nên Blockchain.
Ồ, thật đơn giản phải không? Bạn đã hiểu rõ hơn về cách Blockchain vận hành chưa nào? Mong rằng bài viết của Fiahub đã mang đến cho bạn những kiến thức mới mẻ và thú vị. Cảm ơn và đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo trên website của chúng tôi nhé!
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog