Trong những ngày qua, giá Bitcoin giảm mạnh, thậm chí chạm sát mốc $59,000. Trong ngày 16/11, mỗi đồng Bitcoin hiện giao dịch quanh $61,000 giảm 7% so với ngày 15/11. Sáng ngày 16/11, có thời giá Bitcoin rớt xuống khoảng $60.400. Không chỉ Bitcoin mà đồng Ethereum – đồng tiền số thứ hai thế giới cũng mất 8% giá trị khi chỉ còn $4,350.
Các đồng tiền kỹ thuật số rớt giá mặc cho phiên bản nâng cấp của công nghệ Blockchain vừa đi vào hoạt động – Taproot và được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng. Điều này đi ngược với diễn biến mong muốn từ thị trường.
Phiên bản nâng cấp của Blockchain là Taproot được kỳ vọng sẽ mang lại tín hiệu tích cực cho bối cảnh của thị trường crypto nói chung. Ngược lại, một số chuyên gia cũng đưa ra nhận định rằng sự kiện trên có thể xem như một tiến độ công nghệ trong dài hạn hơn là một chất xúc tác tăng trưởng giá trị trong ngắn hạn.
Cụ thể, CEO Haohan Xu của Apifiny chia sẻ việc nâng cấp Taproot là một dấu hiệu tích cực, vậy nhưng chưa có đánh giá nào chỉ ra rằng nó có thể tạo nên bước tiến lớn cho mạng lưới Blockchain hay không.
Đặc biệt, việc giảm giá lần này liên quan mật thiết đến việc Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cũng tác động mạnh mẽ đến giá của Bitcoin. Ngày 15/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD tại Nhà Trắng. Theo đó, gói ngân sách 1.200 tỷ USD này có khoảng 550 tỷ USD tài trợ mới sẽ được đầu tư vào đường bộ, đường sắt và cầu trên cả nước. Khoản ngân sách này cũng được sử dụng trong việc thay thế đường ống dẫn nước bằng chì để cung cấp hệ thống nước sạch cho các cộng đồng cư dân và thiết lập mạng lưới trạm sạc cho xe điện; mở rộng băng thông truy cập Internet. Tính từ năm 1950, đây có thể coi là khoản đầu tư đáng kể nhất của Chính phủ. Việc thông qua đạo luật này đồng nghĩa rằng Chính phủ Hoa Kỳ sẽ đánh thuế và siết chặt quản lý các hạng mục trong dự luật.
Một nguyên nhân khác ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị của Bitcoin vừa qua cũng phải kể đến việc Trung Quốc công bố hạn chế mới về đào Bitcoin trên quy mô lớn. Giới chức trách Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch siết chặt kiểm soát với hoạt động đào tiền ảo và nhận định đây là hoả động vô cùng có hại, đe dọa nỗ lực của nước này trong việc giảm khí thải carbon.
Cuộc họp báo Bắc Kinh ngày 16/11 vừa qua, Meng Wei – người phát ngôn của Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC) chỉ trị hoạt động đào Bitcoin mạnh mẽ vì “tiêu thụ quá nhiều điện” và “thải ra quá nhiều khí carbon”.
Bà Meng Wei cũng khẳng định rằng NDRC cũng sẽ mở chiến dịch trấn áp “toàn diện” bất mọi hoạt động đào tiền ảo, bằng việc tập trung vào các mỏ tiền ảo thương mại và vai trò của các doanh nghiệp quốc doanh trong mảng này. Việc sản xuất và giao dịch tiền ảo chứa rất nhiều rủi ro và bị xem là ngành công nghiệp “mất trật tự”.
Hiện tại, sau khi có một chút phục hồi và giao dịch quanh vùng $60,000 vào ngày 18/11, ngày 19/11, Bitcoin đã có thời điểm giảm xuống mức $55600. Các chuyên gia vẫn đặt nhiều nhận định tích cực rằng đây chỉ là một đợt “điều chỉnh” nhẹ sau một đợt tăng giá dài thời gian qua. Khi mà trong năm nay, Bitcoin đã tăng hơn gấp đôi giá trị và Ethereum đã tăng gấp 6 lần. Nhà đầu tư toàn cầu vẫn ủng hộ mạnh mẽ rằng Bitcoin và tiền kỹ thuật số là những công cụ chống lạm phát trong bối cảnh giá cả leo thang hiện nay.
Cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn. Đừng bỏ qua những tin tức tiếp theo trên website của Fiahub. Mọi thắc mắc về thị trường crypto, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của chúng tôi 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog