Nội dung bài viết
1. Khái niệm
“Bắt đáy” là chiến lược đầu tư vào các đồng tiền kỹ thuật số đã trải qua sự suy giảm mạnh và đột ngột vì nhiều yếu yếu bên trọng như triển vọng dự án, kỹ thuật, công nghệ áp dụng… hoặc một số yếu tố bên ngoài như hiệu ứng FOMO, chính trị, kinh tế, xã hội. Đằng sau chiến lược bắt đáy là niềm tin của các nhà đầu tư rằng đồng coin này sẽ tăng giá và đang bị định giá thấp. Đây sẽ là một khoản đầu tư sinh lời hấp dẫn với xu hướng đảo chiều trong tương lai.
2. Bản chất của chiến lược “bắt đáy và một số chiến lược “bắt đáy”
Bản chất của “bắt đáy”
Đối với nhiều nhà đầu tư, “bắt đáy” là một chiến lược đi kèm lợi nhuận cao và rủi ro cao cũng không kém (hay còn gọi là high-risk high-return) và chỉ phù hợp với những nhà đầu tư thực có sự am hiểu về những tiềm ẩn của chiến lược này, đồng thời phải có chút liều lĩnh, dũng cảm để đi ngược lại tâm lý đám đông.
Một tên gọi khác của “bắt đáy” là “bắt dao rơi”, nghĩa là nó vô cùng nguy hiểm và chỉ là một chiến lược ngắn hạn hấp dẫn nhằm nâng cao giá trị danh mục đầu tư hoặc nhằm tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng trong thời gian ngắn, tận dụng khi thị trường đang có nhiều biến động.
Có một sự thật là ngay cả những nhà đầu tư lão luyện nhất cũng khó lòng tính toán được chuẩn xác những rủi ro hay những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới giá của đồng coin đó; thậm chí không phải lúc nào cũng xác định được mức giá sẽ giảm do tâm lý hoang mang quá mức từ các tin tức xấu hoặc thay đổi nào đó từ công ty phát hành.
Ngược lại, “bắt đáy” hoàn toàn có thể là một chiến lược khôn ngoan trong hoàn cảnh đồng tiền kỹ thuật số đó đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó mang lại.
Ở thời điểm tiến hành “bắt đáy”, những nhà đầu tư cần sự hỗ trợ từ những chỉ báo kỹ thuật, phân tích cơ bản cùng với suy đoán rằng mức giá hiện tại chỉ là giảm tạm thời hay bất thường; nó sẽ phục hồi hay không để trở thành một khoản đầu tư sinh lời theo thời gian.
Các chiến lược “bắt đáy”
Nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận từ sự hoảng loạn của nhà đầu tư khác
Trong quá trình phân tích cơ bản, “bắt đáy” đôi khi được hiểu là đầu tư giá trị. Các nhà đầu tư sẽ tiến hành săn lùng những đồng coin đang được định giá thấp và kỳ vọng rằng nó sẽ tăng trưởng trong tương lai gần.
Nhà đầu tư giá trị sẽ nhìn vào cơ hội mà thị trường có thể định giá dự án tiền kỹ thuật số không chính xác bằng cách xem xét tiềm năng công nghệ, giá trị mà dự án hay hệ sinh thái này mang lại cho tương lai.
Với thị trường “gấu”, giá của các đồng coin đột ngột giảm sút do động thái bán tháo hàng loạt, đây cũng là thời điểm mà các bottom fishers (tên gọi chung của các nhà đầu tư “bắt đáy”) hoạt động tích cực nhất.
Khi thị trường lao dốc và sụt giảm mạnh mẽ, những người nắm giữ đồng tiền kỹ thuật số đó thường lo lắng hơn cả và hoảng loạn bán ra bằng mọi giá. Các nhà đầu tư thích “bắt đáy” sẽ xem đây là cơ hội cho mình để lao vào mua với mức giá rẻ.
Chiến lược này có rủi ro vì có vẻ như đồng coin đó đã giảm giá trong một thời gian dài hoặc có ưu điểm về công nghệ, nhưng những nhà đầu tư khác không mua nó mà lại bán ra thì giá sẽ tiếp tục giảm. Khi giá rớt dưới mức “bắt đáy” trong nhiều tháng liền, tâm lý của các nhà đầu tư sẽ chán nản và bán ra bằng mọi giá; và đồng coin ấy lại tiếp túc rớt xuống kỷ lục.
Một số ví dụ về “bắt đáy” tiền điện tử:
- Đầu tư vào đồng coin của một dự án khi gặp lỗ hổng công nghệ
- Mua đồng coin của một đơn vị phát hành trong thời kỳ suy thoái thị trường
- Đầu tư vào một mã thông báo của một nhà phát hành đang gặp áp lực cạnh tranh mạnh mẽ
- Mua đồng coin của một tổ chức vào thời kỳ khủng hoảng
Đương nhiên, không phải lúc nào đồng coin ấy cũng sẽ phục hồi hay không. Các nhà đầu tư có thể thua lỗ vì ngành này chưa bao giờ là “dễ đoán” cả.
Khi phân tích kỹ thuật, trong quá trình “bắt đáy”, nhà đầu tư sẽ tiến hành ứng dụng các chỉ báo kỹ thuật để tìm ra vùng quá bán (oversold). Chẳng hạn, một đơn vị có thể đưa ra những tin tức xấu và khiến giá bị sụt giảm đáng kể.
Các nhà đầu tư nhận thấy áp lực bán đang bắt đầu giảm đi và tiến hành mua vào nhằm tận dụng sự phục hồi ngắn hạn. Thường thì, nhà đầu tư sẽ sử dụng các chỉ báo kỹ thuật phù hợp, từ đó có thể thấy được giá của đồng tiền số này có bị quá bán hay không.
Mặc dù là một chiến lược đầu tư tiềm năng nhưng độ khó của “bắt đáy” thường được ví von với nghệ thuật trừu tượng. Mấu chốt của nó là tìm kiếm được một đồng coin “xấu số” bị kiệt sức và mua nó ở thời điểm mà nó có khả năng khôi phục vụ thế nhanh nhất.
3. Đâu là dấu hiệu giá coin đang dò đáy và thị trường chạm đáy
Kỹ thuật “bắt đáy” quan trọng nhất là xác định được đâu là đáy của đồng coin đó. Một số dấu hiệu có thể kể tới như:
- Thị trường đang trong xu hướng giảm nhưng vẫn có một số đồng coin giữ giá
- Giai đoạn tiếp theo xuất hiện một pha “hồi giá” ảo khiến các nhà đầu tư làm tưởng là đáy và vội vã mua vào. Sau đó sẽ có rất nhiều lời kêu gọi “bắt đáy” và có thông tin xuất hiện…
- Nhưng giá vẫn tiếp tục lao dốc, các nhà đầu tư hoảng loạn và bán tháo. Một số đồng coin vẫn giữ giá. Đây là thời điểm các nhà đầu tư sẽ nhảy vào thị trường.
Sau khi giá chạm đáy, một số biểu hiện của thị trường như:
- Nhà đầu tư nhỏ lẻ bán tháo, nhiều phiên giá giảm và tính thanh khoản thấp
- Xuất hiện nhiều cây nến tăng kèm thanh khoản cao
- Sau cùng, thị trường giảm nhẹ, thanh khoản thấp cho thấy lực bán đã hết, thị trường dần ổn định và lực cầu mua khiến thị trường đi lên.
4. Lưu ý của nhà đầu tư khi “bắt đáy”
“Bắt đáy” là một chiến lược nguy hiểm, đặc biệt bởi việc xác định đáy. Rất khó để phân biệt giữa một “món hời” hay một đồng coin “rác” nếu không dành thời gian nghiên cứu và có chiến lược cụ thể.
Với những bottom fisher bán chuyên, kinh nghiệm thị trường có yếu hoặc chưa nghiên cứu kỹ dự án thì loại hình đầu tư này chẳng khác nào một ván cược may rủi.
Những nhà đầu tư bắt đáy thành công thay vì săn lùng những đồng coin suy kiệt thì sẽ mua ở thời điểm xác suất tăng giá cao nhất hoặc canh bắt đáy những đồng coin điều chỉnh mạnh “không vì lý do nào”, ngoài yếu tố sợ hãi chung của thị trường. Nói cách khác, họ mua khi có sự xác nhận tăng lại của xu hướng.
Khi phân tích cơ bản, nhà đầu tư bắt đáy có thể tìm những đồng coin có tiềm năng về kỹ thuật hay công nghệ dài hạn. Khi phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể dựa vào những mô hình giá đang tạo đáy và bắt đầu tăng cao hơn, chẳng hạn mô hình vai đầu vai nghịch đảo, đáy đôi hay chiếc cốc và tay cầm hoặc những chỉ báo xu hướng như MA, Parabolic SAR…
5. Kết luận
Để trả lời cho câu hỏi “bắt đáy” có phải là chiến lược đầu tư thông minh hay không, có lẽ dựa trên phong cách đầu tư và khả năng của mỗi nhà đầu tư khi đặt chân vào thị trường. Với những tay mơ, lời khuyên luôn là hãy cẩn trọng. Việc “bắt đáy” là một chiến lược hấp dẫn nhưng đi kèm nhiều nguy cơ tiềm ẩn, không dành cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường. Tương tự như mọi chiến lược đầu tư nào, việc thành công chỉ có thể dựa trên kế hoạch cụ thể, bao gồm cả mục tiêu lợi nhuận hay cắt lỗ kịp thời, thấu hiểu tâm lý đám đông và rèn luyện tính kỷ luật tốt.
Sau cùng, Fiahub cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn. Chúc các bạn đầu tư thành công với thị trường tiền kỹ thuật số. Mọi thắc mắc về thị trường, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog