Thị trường crypto thường xuyên xuất hiện những tín hiệu giả về giá và ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư. Không đơn giản chỉ là một mô hình mà nó còn là hành vi giao dịch của chúng ta trên thị trường giao dịch. Fakeout sinh ra trong hoàn cảnh như vậy và khi hiểu rõ về nó bạn có thể tận dụng để đưa là thời điểm mua bán hiệu quả.
Nội dung bài viết
Thế nào là Fakeout?
Hiểu đơn giản thì Fakeout là một hành động giá mà khi đó mức giá của tiền điện tử bị phá vỡ tạm thời ở một ngưỡng quan trọng, tuy nhiên sẽ quay ngược trở lại mức đã xảy ra sự phá vỡ đó. Ở thời điểm diễn ra Fakeout, giá sẽ đột ngột tăng hoặc phát triển sai hướng, và giao dịch thị trường biến động mạnh mẽ.
Cách để xác định Fakeout
Việc xác định Fakeout cần dựa trên nhiều yếu tố. Các nhà đầu tư buộc phải xác định cú phá vỡ giả này từ thị trường để đưa ra hoạt động mua bán phù hợp. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư mới thì khá khó khăn để nhận ra đâu ra Fakeout.
Ở trường hợp này, điều bạn cần quan tâm nhiều không phải là kỹ thuật xác định mà hãy nghĩ nhiều về tính xác thực của nó.
Muốn xác nhận Fakeout, bạn cần xem 2 khung thời gian. Khung 1 là xác định hướng đi chính của thị trường và khung 2 giúp phân tích thị trường. Với xu hướng chính của thị trường, bạn cần xác định trên khung thời gian cao hơn (tháng, tuần) và phân tích được tiến hành ở các khung thời gian thấp hơn (giờ, phút).
Bằng việc kết hợp các khung thời gian khác nhau mà tín hiệu vỡ giả có thể được phát hiện; đồng thời bạn nên kết hợp với theo dõi tin tức. Tin tức là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới giá và xu hướng của thị trường trong thời gian ngắn.
Ví dụ về Fakeout
Bạn theo dõi biểu đồ bên dưới là khung thời gian thấp hơn thì thị trường đang ở ngưỡng hỗ trợ màu tím. Giá phá vỡ nhưng sau đó lại quay đầu trở lại đường màu tím. Vậy phá vỡ này là thật hay giả? Bạn sẽ lên khung thời gian cao hơn để xác nhận nhé.
Giá quay trở lại đường màu tím chỉ trong 2 cây nến tiếp theo và được giữ ở phái trên đường hỗ trợ. Đây đích thị là một Fakeout rồi!
Tại sao lại có Fakeout?
Thị trường đầu tư là thị trường tâm lý, với những nhà đầu tư lớn nhỏ khác nhỏ. Tâm lý chung là khi giá trên đà tăng chúng ta sẽ mua vào. Ngược lại, khi giá trên đà giảm, các nhà đầu tư sẽ bán ra. Hoạt động mua bán diễn ra khi có sự chuyển đổi vị thế giữa hai bên mua – bán.
“Cá mập” sẽ dùng tiền để mua vào hoặc bán ra một lượng lớn tiền để khiến giá thay đổi. Và điều này khiến Fakeout diễn ra.
Tận dụng Fake Out để giao dịch sinh lời
Bạn theo dõi biểu đồ dưới đây, sẽ thấy khung thời gian cao hơn, giá đã phá vỡ dưới đường màu tím và giữ được bên dưới mức giá đó. Xu hướng thị trường đang giảm và cần ưu tiên bán ra.
Biểu đồ tiếp theo ở khung thời gian thấp hơn. Khi thị trường phá vỡ dưới mức hỗ trợ, giá được giữ dưới mức đó và có dấu hiệu dao động. Lúc này, mọi người xem nó như tín hiệu để bán ra. Tuy nhiên, ngay sau đó thị trường bật tăng phá vỡ trên đường màu tím và rất nhiều nhà đầu tư bị dính Stoploss. Theo khung thời gian lớn hơn thì nhận định được thị trường đang trong xu hướng giảm.
Tiếp tục ở biểu đồ bên dưới, thị trường đã quay đầu trở lại đường màu tím và hoạt động bên dưới nó. Có thể phỏng đoán là giá tăng chỉ để nhiều người nhảy vào mua và những cá mập có thể kích lệnh bán của họ, khiến thị trường quay lại mức ngưỡng hỗ trợ màu tím. Thời điểm này rất phù hợp để ta thực hiện giao dịch bán xuống.
Lưu ý khi giao dịch với tín hiệu Fakeout, bạn nên đặt Stoploss cách mức hỗ trợ và kháng cự một khoảng hoặc cách điểm tạo tín hiệu Fakeout một đoạn nhỏ nhé. Còn Take Profit thì đặt theo đỉnh hoặc đáy trước đó.
Kết luận
Trên đây là những giải thích cụ thể và ví dụ về Fakeout dành cho nhà đầu tư. Các bạn cần nắm vững và rèn luyện thường xuyên để có thể nhìn ra điểm Fakeout trong khi thực hiện mua bán, từ đó tránh gặp phải những sai lầm khi đặt lệnh.
Cảm ơn sự theo dõi của các bạn. Mọi kiến thức và hỗ trợ về thị trường crypto, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub nhé!