Thật sự khó khăn khi bạn là một “ma mới” bước chân vào thế giới đầu tư khi bắt gặp những biểu đồ nhấp nhô đầy màu sắc và con số. Đây là tình hình chung của rất nhiều người. Việc hiểu đồ thị sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn rất nhiều. Trong bài viết dưới đây, Fiahub sẽ hướng dẫn bạn đọc đồ thị nến cơ bản. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
Đồ thị nến là gì?
Trước khi đến với hướng dẫn, bạn cần phải biết đồ thị nến là gì?
Đồ thị nến là một loại biểu đồ về tài chính, hiển thị bằng đồ thị với sự biến động của giá tài sản trong một không thời thời gian nhất định. Những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ sẽ được hiển thị dưới dạng cột và trông rất giống những ngọn nến. Đây là lý do vì sao đồ thị này có tên là “đồ thị nến”.
Biểu đồ nến được dùng chủ yếu trong phân tích thị trường. Nếu là một nhà đầu tư biến cách đọc và hiểu biểu đồ nến, họ sẽ có thể đánh giá sự biến động của giá. Ngoài ra biểu đồ nến còn có thể giúp các nhà giao dịch và nhà đầu tư xây dựng nên ý tưởng đầu tư của mình dựa trên sự phân tích thị trường dưới cái nhìn riêng của họ.
Cách mà đồ thị nến ra đời
Từ thế kỷ 17, biểu đồ nến đã ra đời dưới sự sáng tạo của thương nhân mua bán gạo trên đất nước Nhật Bản. Ông tên là Homma. Ý tưởng của ông được cho là nền tảng để xây dựng nên một biểu đồ nến chi tiết và đầy đủ như hiện nay.
Qua quá trình phát triển, biểu đồ của ông được nhiều người chỉnh sửa và hoàn thiện. Đáng chứ ý nhất vẫn là Charles Dow, một cái tên là cha đẻ của phân tích kỹ thuật hiện đại.
Cách mà biểu đồ nến hoạt động
Biểu đồ nến được xây dựng dựa trên những điểm giá như:
- Giá mở cửa: Đây là giá giao dịch tài sản được ghi chép trong lần đầu tiên ở một khung giờ cụ thể.
- Giá đỉnh: Mức giá giao dịch cao nhất trong khung giờ cụ thể.
- Giá đáy: Là mức giá được ghi nhận là thấp nhất trong một khung thời gian cụ thể.
- Giá đóng cửa: Mức giá giao dịch được ghi nhận vào lần cuối cùng trong một khung thời gian cụ thể.
Tất cả những yếu tố trên sẽ quyết định hình dạng của một biểu đồ nến. Đáng chú ý là:
- Thân nến sẽ được tạo thành bởi khoảng cách thời gian mở cửa và đóng cửa.
- Bất nến hoặc bóng nến được tạo bởi khoảng thời gian giữa thân nến và giá đỉnh/ đáy.
- Phạm vi của nến chính là khoảng cách giữa giá đỉnh và giá đáy.
Hướng dẫn đọc đồ thị nến cơ bản
Mặc dù nội dung cung cấp cho người đọc đều là thông tin và biến động giá trên thị trường. Nhưng biểu đồ nến được đánh giá là dễ đọc hơn nhiều so với biểu đồ thanh hoặc đường thông thường.
Trong thực tế, với một cây nến trong biểu đồ, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra một cuộc chiến có lên có xuống của thị trường với một thời gian nhất định. Nếu phần thân càng dài, điều này có nghĩa áp lực giao dịch trong khoảng thời gian đó càng cao (mua bán mạnh). Và ngược lại, nếu thân bị ngắn đi, điều này có nghĩa giá đang ở mức đỉnh (hoặc đáy) trong thời gian nhất định gần với thời gian đóng cửa.
Màu sắc của biểu đồ cũng được thiết lập khác nhau tùy thuộc vào sự biến động.
- Nếu thân nến là màu xanh lá – giá tài sản lúc đóng cửa cao hơn lúc mở cửa.
- Nếu thân nến có màu đỏ – giá đang đi xuống trong khung thời gian nhất định hoặc mức giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Khuyết điểm của đồ thị nến
Mặc dù có thể nhìn vào biểu đồ nến để đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, biểu đồ nến cũng không thật sự hoàn hảo đến vậy. Ngoài sự hữu ích, loại biểu đồ này cũng có khuyết điểm đáng chú ý:
- Biểu đồ không hiển thị một cách chi tiết những gì đã xảy ra trong khoảng thời gian đó.
- Biểu đồ nến có khả năng chịu độ nhiễu của thị trường. Ví dụ nhất là sự thể hiện trong các khung giờ thấp hơn.
- Biểu đồ nến dễ bị thay đổi trong thời gian ngắn, vì vậy sẽ khiến người nhìn cảm thấy khó chịu.
Lời kết
Để dễ dàng phân tích thị trường cũng như đưa ra quyết định đầu tư, có thể nói, biểu đồ nến là công cụ dễ dàng đánh giá nhất. Biểu đồ nến không chỉ cho chúng ta thấy hình ảnh trực quan về sự biến động khối lượng tài sản, mà còn cho chúng ta thấy sự linh hoạt khi phân tích tài sản trong mốc thời gian khác nhau.
Tuy nhiên, lời khuyên mà Fiahub dành cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư là vẫn nên tham khảo thêm một số phương pháp khác để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho mình.
Trên đây là phần chia sẻ, phân tích được viết bởi Fiahub – Sàn giao dịch hàng đầu Việt Nam.