Xác thực 2 yếu tố (2FA) là tên gọi khá quen thuộc đối với những người yêu thích và hay tìm hiểu về công nghệ, công nghệ bảo mật. 2FA được đánh giá là phần mềm bảo mật chắc chắn và an toàn nhất hiện nay. Vậy phần mềm bảo mật 2 lớp (2FA) là gì? và những rủi ro không không sử dụng 2FA là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Vài nét về phần mềm bảo mật 2FA ?
Trước khi tìm hiểu những rủi ro khi không sử dụng 2FA là gì? Chúng ta cần phải hiểu đúng định nghĩa của cụm từ này.
Phần mềm bảo mật 2FA còn có tên gọi khác là xác thực 2 yếu tố, xác thực yếu tố kép hay xác minh hai bước. Đây là một quy trình bảo mật, trong đó người dùng cung cấp 2 yếu tố xác thực khác nhau để xác minh.
Quá trình này được thực hiện để bảo vệ tốt hơn cả thông tin đăng nhập của người dùng và các tài nguyên à người dùng có thể truy cập. Xác thực hai yếu tố cung cấp mức độ bảo mật cao hơn so với các phương pháp xác thực phụ thuộc vào xác thực đơn yếu tố (SFA). Trong đó người dùng chỉ cung cấp một yếu tố, thường là mật khẩu hoặc mật mã.
2FA dựa vào việc người dùng cung cấp mật khẩu, và cả yếu tố thứ 2, thường mà mã thông báo bảo mật hoặc yếu tố sinh trắc học (dấu vân tay/ khuôn mặt).
Chính yếu tố thức 2 này sẽ giúp tài khoản người dùng có thêm một lớp bảo mật bổ sung cho quá trình xác thực. Tạo ra độ khó cho hacker khi muốn tấn công vào thiết bị hay tài khoản trực tuyến của người dùng nếu chỉ biết mật khẩu của họ.
Ứng dụng của xác thực 2 yếu tố 2FA
2FA từ lâu đã được sử dụng để kiểm soát quyền truy cập vào các hệ thống và dữ liệu nhạy cảm, các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến đang ngày càng sử dụng 2FA để bảo vệ thông tin đăng nhập của người dùng khỏi tin tặc – những người đã đánh cắp cơ sở dữ liệu mật khẩu hoặc sử dụng các chiến dịch lừa đảo để lấy mật khẩu của người dùng.
Các yếu tố xác thực được sử dụng trong phần mềm bảo mật 2 lớp (2FA)
Sau khi biết được các yếu tố được sử dụng để làm bảo mật 2 lớp, có thể chúng ta sẽ hiểu hơn về những rủi ro khi không sử dụng 2FA. Nhưng những yếu tố đó là gì?
Có một số cách khác nhau để xác thực. Hiện nay, hầu hết các phương pháp xác thực đều dựa vào các yếu tố kiến thức, có nghĩa là mật khẩu truyền thống. Nhưng đối với xác thực 2 yếu tố, bạn cần thêm yếu tố sở hữu hoặc yếu tố gắn liền.
- Yếu tố kiến thức: Là những điều mà người dùng biết. Ví dụ như mật khẩu, mã PIN, hoặc các loại bí mật chia sẻ khác.
- Yếu tố sở hữu: là thức mà người dùng có, chẳng hạn như thẻ ID, mã thông báo bảo mật, điện thoại thông minh, để phê duyệt yêu cầu xác thực.
- Yếu tố đồng nhất: Thường được gọi là sinh trắc hoặc, là một thứ vốn có trong bản thân vật lý của người dùng. Đây có thể là các thuộc tính cá nhân. Chẳng hạn như dấu vân tay được xác thực thông qua đầu đọc dấu vân tay. Các yếu tố liên quan thường được sử dụng khác bao gồm nhận dạng khuôn mặt và giọng nói. Chúng cũng bao gồm sinh trắc học hành vi, chẳng hạn như động lực nhấn phím, dáng đi hoặc mẫu giọng nói.
Lưu ý
Cần lưu ý rằng phần lớn các phương pháp xác thực hai yếu tố dựa trên ba yếu tố xác thực đầu tiên, mặc dù các hệ thống yêu cầu bảo mật cao hơn có thể sử dụng chúng để triển khai xác thực đa yếu tố (MFA), có thể dựa vào hai hoặc nhiều thông tin xác thực độc lập để an toàn hơn xác thực.
Những rủi ro khi không sử dụng 2FA
Có thể nói, 2FA giống như một lớp bảo mật thứ 2 sau lớp password của bạn. Do mã 2FA thường được gửi qua Email cá nhân hay số điện thoại của bạn. Nên dù có ai đang cố gắng tấn công vào tài khoản của bạn, họ biết mật mã của bạn nhưng vì mã code sẽ được gửi về số điện thoại, hay email thì việc hacker truy cập thành công sẽ rất hiếm. Trừ khi hacker có cả tài khoản email hay smartphone của bạn.
Hiện nay, hầu hết các điện thoại thông minh đều có bảo mật 2 FA. Vì vậy, trong trường hợp điện thoại của bạn bị mất, hacker cũng không thể nào mở được điện thoại của bạn để lấy mã code và giải được bảo mật 2FA. Nói vui hơn là lúc này, Hacker phải trải qua đến tận 4 lớp bảo mật mới có thể truy cập thành công vào tài khoản của bạn (2 lớp bên điện thoại, 2 lớp bên tài khoản truy cập).
Thông tin được cập nhật trong phần mềm 2FA là duy nhất. Được sinh ra từ thuật toán với sự thay đổi 30 giây được cấp mã 1 lần. Vì vậy, Khi hacker cố gắng lấy được thông tin của bạn. Thì họ cũng chưa chắc có thể đăng nhập vào tài khoản nếu không có thông tin từ 2FA gửi về.
Chính vì vậy, bạn có thể thấy những rủi ro khi không sử dụng 2FA rất đơn giản là bạn đang “vẽ đường cho hacker” chạy, truy cập vào tài khoản của bạn một cách dễ dàng với những hành vi tinh vi của hacker hiện nay.
Có thể dễ dàng thấy nhất, hầu hết các hãng điện tử hiện nay đều sử dụng phần mềm 2FA để bảo mật thông tin người dùng. Trước nay Google, Facebook đều không có. Nhưng giờ cả hai ông lớn này đều phải sử dụng phần mềm này rồi.
Điều này có nghĩa, 2FA rất quan trọng và đáng tin tưởng.
Để biết cách cài đặt 2FA trên Fiahub, bạn có thể tham khảo tại đây.
Để hiểu hơn về các hoạt động của 2FA, bạn có thể tham khảo tại đây.
Lời kết
Vì các ông lớn điều biết những rủi ro khi không sử dụng 2Fa. Vì vậy, hầu hết các app ứng dụng hiện nay, kể cả các tài khoản ngân hàng đều đã sử dụng 2FA để bảo mật tài khoản khách hàng. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn hiểu hơn về 2FA cũng như những rủi ro khi không sử dụng 2FA. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay với Fiahub để được tư vấn miễn phí nhé!