FOMO & FOBI là 2 trạng thái tâm lý dễ mắc phải có thể khiến bạn đầu thư không sáng suốt và dẫn đến thua lỗ.
1-FOMO: Fear of Missing Out: là khi 1 tài sản (cổ phiếu/trái phiếu/bất động sản,…) nào đó tăng giá mạnh mà bạn lại không có nó trong danh mục đầu tư của mình.
Khi đó, sẽ dẫn tới bạn bị tâm lý đám đông mua vào tài sản này khi nó đang tăng giá mạnh vì sợ bỏ lỡ cơ hội đầu tư hay nói khác hơn là “đu đỉnh”.
2-FOBI: Fear of Being Invested: là trạng thái khi bạn đã có tài sản đã tăng giá rồi, nhưng bạn luôn có cảm giác lo ngại tài sản của mình có nguy cơ rớt giá, nên tâm lý luôn muốn bán ra hay nói khác hơn là “ăn non”. Trường hợp này không khiến bạn thua lỗ nhưng sau đó nếu tài sản này lại tăng giá, bạn có khả năng quay lại trạng thái FOMO.
Thực tế, 2 trường hợp tâm lý này dễ bị mắc phải bởi các nhà đầu tư cá nhân hoặc nhỏ lẻ còn các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì rất hiếm khi.
Nội dung bài viết
Nhà đầu tư chuyên nghiệp làm gì để tỉnh táo đầu tư?
Tất nhiên là vì họ chuyên nghiệp do và đã sống sót được quá lâu trong thị trường và quan trọng nhất là họ có 3 điều mà nhà đầu tư cá nhân không có:
1. Chính sách đầu tư: Là phương án phân bổ danh mục hợp lý vào các ngành nghề khác nhau hoặc các loại tài sản khác nhau. Khác biệt chính là tỷ trọng các loại tài sản thay đổi tùy theo đánh giá thị trường.
2. Hạn mức rủi ro: Thông thường nhà đầu tư cá nhân yêu thích lỗ hơn là lãi. Lỗ thì giữ thật lâu còn lãi thì hay chốt ngay. Hạn mức rủi ro chính là nguyên tắc cắt lỗ khi đã quá ngưỡng lỗ bạn đặt ra, điều này sẽ giúp bạn tránh sa lầy cảm xúc vào 1 hạng mục đã vào xu hướng giảm.
3. Bên thứ 3 kiểm soát: Như trên đã nói: Trạng thái tâm lý chung rất dễ ảnh hưởng đến tất cả mọi người từ nhà đầu tư cá nhân mới đến cả các nhà đầu tư chuyên nghiệp. 1 bên thứ 3 có kinh nghiệm đứng ngoài sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều, đưa ra những cảnh báo theo kế hoạch ban đầu nhằm giúp bạn có những quyết định chính xác mà không bị cảm xúc chi phối.
Làm cách nào nhà đầu tư cá nhân tránh FOMO & FOBI?
1. Xác định phong cách đầu tư: Câu hỏi cần trả lời ngay từ đầu là: Bạn đầu tư ngắn hạn, trung hạn, hay dài hạn? Ví dụ bạn theo phong cách ngắn hạn (lướt sóng), việc thuận theo các đợt FOMO có thể giúp bạn có lợi nhuận ngắn.
2. Cắt lỗ đúng lúc: Một lỗi thường gặp khi đầu tư là nếu lỗ thì cố giữ thật lâu còn lãi thì hay chốt sớm. Hạn mức rủi ro chính là nguyên tắc cắt lỗ bạn đặt ra cho bản thân mình, điều này giúp bạn không bị sa lầy vào cảm xúc mong chờ tài sản lên giá lại. Chuyển vốn qua cơ hội đầu tư khác kịp thời.
Nói tóm lại, 20% quyết định còn lại cũng là “sống chết có số, phú quý do trời”. Admin chúc các bạn may mắn nhé! Còn có thắc mắc nào về Fiahub.com thì cứ spam admin lo hết cho nè^^
Nguồn: tổng hợp từ nhiều bên.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.