Theo thông tin tiết lộ mới nhất về vận động hành lang, Ripple Labs là công ty tiền điện tử chi nhiều nhất cho vận động hành lang pháp luật nhằm tìm cách thay đổi sự đãi ngộ với tiền điện tử theo luật chứng khoán.
Ripple Labs đã chi 690.000 đô la cho việc vận động hành lang ở Hoa Kỳ vào năm 2020, nhưng vẫn chưa đủ để tránh khỏi bị kiện bởi Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).
Theo những tiết lộ trong năm 2020, mức chi cho chương trình vận động hành lang của Ripple vượt xa các công ty cùng ngành.
Trong khi đó, Coinbase (có thể sẽ trở thành sàn giao dịch tiền điện tử đầu tiên của Mỹ phát hành cổ phiếu công khai) đã chi 230.000 đô la trong cùng năm 2020. Các sàn giao dịch khác như Binance.US, Gemini và Kraken không báo cáo bất kỳ khoản chi tiêu nào cho vận động hành lang.
Tuy nhiên, khoản chi của Ripple vào vận động hành lang còn kém xa so với những gã khổng lồ của Big Tech. Như Facebook đã chi hơn 5 triệu đô la chỉ trong quý 4 năm 2020.
Hiệp hội Diem (trước đó được gọi là Hiệp hội Libra), đã báo cáo không có hoạt động vận động hành lang nào trong năm 2020, bất chấp cuộc đấu tranh của nhà phát hành stablecoin tiềm năng với các nhà quản lý. Trước đây Diem đã từng ký hợp đồng với văn phòng của công ty luật Skadden ở Washington, D.C. Trong khi Hiệp hội Diem liên tục hạ thấp mối quan hệ của mình với Facebook, Facebook vẫn duy trì một hợp đồng trị giá 200.000 đô la với các nhà vận động hành lang tại FS Vector trong năm 2020 để tập trung vào các vấn đề blockchain.
Ripple cũng là một khách hàng FS Vector. Nửa đầu năm 2020, Ripple chấm dứt đội vận động hành lang nội bộ và hiện chỉ dựa vào các hợp đồng với các công ty chuyên nghiệp.
Những hoạt động vận động hành lang được Ripple với mục đích chủ yếu nhằm vào luật pháp trước Quốc hội như Đạo luật phân loại mã thông báo và Đạo luật trao đổi hàng hóa kỹ thuật số. Các phần luật này đặt ra các quy tắc mới về tài sản kỹ thuật số có phải là chứng khoán hay không.
Các câu hỏi về luật chứng khoán và tiền điện tử rõ ràng là rất quan trọng đối với mô hình kinh doanh của Ripple. Công ty đã phải đối mặt với các câu hỏi liệu XRP có thực sự là một chứng khoán hay không. Vấn đề này nóng hơn khi SEC (cơ quan quản lý chứng khoán của Mỹ), nộp đơn kiện Ripple Labs vào gần cuối tháng 12 năm 2020. Trong đơn khiếu nại, SEC cáo buộc rằng “phần lớn doanh thu của Ripple đến từ việc bán XRP, và Ripple dựa trên doanh số bán hàng đó để chi cho hoạt động của mình”.
Nguồn: https://cointelegraph.com/news/ripple-ran-crypto-s-most-expensive-lobbying-program-in-2020
Ngoài ra, bạn đọc có thể xem thêm những tin tức khác về thị trường tiền điện tử tại trang Fiahub Blog
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.