Chainlink là một dự án được ICO từ năm 2017. Thời gian gần đây nó được cộng đồng tiền điện tử chú ý hơn khi tham gia vào DeFi và là nền tảng hỗ trợ kết nối dữ liệu cho nhiều ứng dụng khác. Trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem tiềm năng vốn có của Chainlink là gì nhé.
Nội dung bài viết
Tất tần tật về Chainlink
Lịch sử Chainlink
Chainlink theo cá nhân mình đánh giá là một dự án khá hay và hữu ích trong lĩnh vực blockchain. Nó hay như thế nào thì phần dưới mình sẽ mô tả kỹ hơn về nó để các bạn thấy được nhé. Còn phần đầu này chúng ta sẽ dành chút thời gian để cùng tìm hiểu sơ qua về dự án này một chút.
Nếu như bạn tìm hiểu thì bạn sẽ thấy với dự án Chainlink này sẽ có hai website: một là https://chain.link và hai là https://www.smartcontract.com. https://chain.link là website chính thức của dự án, còn website kia là một dạng website của công ty mẹ của dự án vậy. Trong đó chain.link được đăng ký năm 2017 còn smartcontract.com được đăng ký năm 2008 (sau thời điểm đồng Bitcoin ra mắt được hai tháng). CEO của Chainlink hiện tại là Sergey Nazarov và cũng chính là người đăng ký domain smartcontract.com.
Thời gian đăng ký domain smartcontract.com.
Vậy Chainlink là gì?
Hiểu đơn giản thì Chainlink là một giải pháp kết nối trên nền tảng blockchain hiện nay. Mục đích của Chainlink là kết nối các nguồn dữ liệu bên ngoài vào bên trong smart contract và ngược lại. Tại sao lại cần phải có sự kết nối với các nguồn dữ liệu như vậy?
Chúng ta có thể hiểu rằng với mỗi một nền tảng về blockchain như hiện nay (kể cả là Bitcoin, Ethereum hay bất cứ một blockchain nào khác) hiện tại mới chỉ dừng ở việc kết nối dữ liệu nội bộ. Tức là các dữ liệu bên trong chính blockchain đó có thể làm việc được với nhau. Điều này sẽ gặp trở ngại đó là khi nền tảng blockchain đó chưa đủ lớn, độ phủ chưa đủ rộng thì việc chỉ sử dụng các nguồn dữ liệu bên trong blockchain đó là không đủ.
Với mỗi một ứng dụng được phát triển trên blockchain thì nó cần thêm các nguồn dữ liệu từ bên ngoài khác nữa. Ví dụ bạn có dự định lập một sàn DEX và ở đó bạn sẽ cho phép mua bán các đồng crypto như USDT chẳng hạn. Vậy bạn làm thế nào để biết được tỷ giá USD/VND như thế nào là phù hợp? Bạn không thể cập nhật bằng tay được đúng không? Chắc chắn là không rồi vì tỷ giá nó biến động liên tục theo từng giây một.
May mắn thay là các hệ thống tài truyền thống có thể cung cấp được những dữ liệu này. Và đương nhiên dữ liệu đó sẽ được cung cấp tự động và liên tục thông qua một cổng kết nối mà chúng ta tạm gọi là API. Ví dụ khi bạn cần lấy một dữ liệu nào đó từ ngân hàng thì bản thân ngân hàng sẽ mở API này cho bạn để bạn viết trình thu thập (crawl) thông tin đó về hệ thống của bạn.
Nhưng làm thế nào để những dữ liệu bạn thu thập được từ hệ thống tài chính truyền thống có thể sử dụng được trên nền tảng blockchain? Đó chính là tác dụng của Chainlink. Nó là cầu nối giữa các nguồn dữ liệu này với smart contract bên trong blockchain.
Chainlink giúp kết nối các nguồn dữ liệu bên ngoài blockchain.
Cách thức hoạt động của Chainlink
Để hoàn thành quá trình kết nối các nguồn dữ liệu bên ngoài vào chuỗi, Chainlink sẽ xử lý theo hai pha dưới đây:
On-chain
On-chain là chức năng xử lý trên chuỗi blockchain của Chainlink. Ví dụ bạn đang phát triển một ứng dụng trên nền tảng blockchain và bây giờ bạn cần một nguồn dữ liệu khác từ bên ngoài (giả dụ ngân hàng Vietcombank đi chẳng hạn). Lúc này bạn sẽ thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Bạn gửi một yêu cầu trên chuỗi tới mạng lưới của Chainlink và nói rõ yêu cầu của bạn là gì, bạn cần nguồn dữ liệu nào …
- Bước 2: Khi mạng lưới của Chainlink nhận được yêu cầu của bạn, nó sẽ tạo ra một dạng hợp đồng riêng để xử lý yêu cầu đó của bạn. Với những hợp đồng này mạng lưới của Chainlink sẽ trải qua ba bước bao gồm: lựa chọn Oracle, tổng hợp dữ liệu và trả về dữ liệu cho bạn.
Chức năng on-chain của Chainlink.
Off-chain
Off-chain là chức năng xử lý ngoài chuỗi. Tức là cách để Chainlink thu thập các nguồn dữ liệu từ bên ngoài mà bạn cần và yêu cầu. Để làm được điều đó thì Chainlink tạo ra các node off-chain. Node này vừa làm nhiệm vụ kết nối thu thập dữ liệu off-chain, vừa kết nối với mạng lưới.
Dữ liệu sau khi thu thập được qua các node sẽ được đẩy đến Chainlink Core. Lúc này việc thu thập và gửi dữ liệu đã thành công và những node này sẽ được nhận phần thưởng là đồng LINK. Tại đây Chainlink Core sẽ xử lý rồi chuyển trả chúng tới hợp đồng quản trị on-chain để kết hợp lại kết quả trước khi trả về kết quả cuối cùng cho bạn.
Chức năng off-chain của Chainlink.
Đồng coin LINK
Token LINK được sử dụng cho việc gì?
Theo thông báo mới nhất từ Chainlink token LINK là thuộc loại ERC677. Tuy nhiên nó được kế thừa chức năng từ tiêu chuẩn token ERC20. Nó được sử dụng để thanh toán cho các node operator để truy xuất dữ liệu cho các hợp đồng thông minh. Đồng thời nó cũng được dùng cho các khoản đặt cọc bởi các node operator đặt theo yêu cầu của người tạo hợp đồng.
Loại ví được sử dụng để lưu trữ LINK
Như vậy có nghĩa là bất kỳ ví nào chấp nhận dạng token ERC20 sẽ có thể dùng để lưu trữ đồng LINK. Tiêu chuẩn ERC677 mà LINK triển khai vẫn giữ tất cả các chức năng theo tiêu chuẩn ERC20.
Biến động tỷ giá
Biến động tỷ giá đồng LINK.
Trong thời điểm từ tháng 7 đến tháng 8 vừa qua, đồng LINK có một cú vượt rào ngoạn mục. Thời điểm cao nhất 1 đồng LINK có giá trị ~ $19. Có lẽ LINK đang có tham vọng soán ngôi XRP trong thời gian tới khi mà dựa theo vốn hoá thị trương LINK chỉ đứng sau XRP có hai bậc mà thôi.
Kết luận
Chainlink theo quan điểm cá nhân mình là một dự án khá thú vị. Tính đến thời điểm hiện tại thì theo như công bố Chainlink đã có thể kết nối được với Ethereum, Bitcoin hay Hyperledger smart contract. Trong tương lai mình tin là số lượng này có thể được mở rộng thêm nữa.
Khi mà blockchain ngày càng phát triển việc đồng bộ với những nguồn dữ liệu hiện có từ bên ngoài là một điều cần thiết. Lúc này với vai trò cầu nối Chainlink sẽ chiếm được ưu thế lớn trong thế giới tiền điện tử.
Tuy nhiên thị trường nào rồi cũng sẽ có cạnh tranh và đương nhiên bản thân Chainlink không thể một tay che trời như thế được. Đằng sau nó còn có Ripple và những dự án tiền điện tử khác. Nhưng với vị thế của một trong những người đi đầu thì hẳn rằng nó sẽ sớm gặt hái được nhiều thành quả hơn.
** Mua các đồng tiền điện tử bằng VNĐ an toàn, uy tín, giá tốt nhất tại Fiahub: Mua Bitcoin; Mua Ethereum; Mua USDT; Mua BNB; Mua ADA; Mua LINK; Mua XRP; Mua SRM; Mua LEND; Mua OGN.