Nội dung bài viết
DAI được xem như là phiên bản mới của USDT trong thế giới DeFi
Với vị thế của một đồng stablecoin, đồng DAI với những tính năng của nó đang phần nào giúp phổ cập việc sử dụng tiền điện tử trong đời sống hàng ngày.
Hệ sinh thái MakerDAO & DAI
Các bạn hãy hiểu đây là một hệ thống tài chính trong lĩnh vực tiền điện tử. Ý tưởng của nó là tạo ra một loại tiền điện tử ổn định (hay còn gọi là stablecoin), cái mà có khả năng miễn nhiễm với các thay đổi của thị trường. Nói đến stablecoin chắc các bạn cũng hình dung ngay đến các đồng tiền như Tether (USDT) rồi đúng không. Về cơ bản hệ thống này và ý tưởng của nó cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên điểm khác biệt thì đây là một dự án về lĩnh vực tài chính phi tập trung (hay chúng ta vẫn quen gọi là DeFi).
Như vậy thì bạn sẽ thấy hệ sinh thái này gồm hai thành phần chính:
- MakerDAO: Đây là một nền tảng hợp đồng thông minh (smart contract). Mục đích của nó được dùng để giữ sự ổn định của đồng DAI. Và hiện tại nó cho phép mọi người sử dụng đồng tiền điện tử ETH mình có để đổi lấy đồng DAI.
- DAI: Là một dạng stablecoin giống như USDT. Nghĩa là bản thân nó được gán với một tài sản thế chấp. Nhưng thay vì thế chấp bằng tiền tệ thông thường (fiat) như USDT thì DAI cho thế chấp bằng tiền điện tử (hiện tại là ETH, tương lai thì có thể sẽ có nhiều hơn). Còn lại thì nó vẫn giữ mức độ quy đổi ổn định tương đương 1 DAI = 1 USD như đồng USDT.
Ngoài ra trong hệ sinh thái này chúng ta sẽ còn làm quen với một số khái niệm nữa như CDP; PETH. Chi tiết nó là gì thì ở phần sau khi nói về cơ chế hoat động mình sẽ giải thích kỹ hơn nhé. Đơn giản mọi người hãy cứ hiểu nó là các thành phần để “bôi trơn” hệ thống mà thôi.
Trước tiên hay cũng tìm hiểu xem hệ sinh thái MakerDAO & DAI định giải quyết vấn đề gì?
Bạn biết đồng Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) đúng không? Thời gian gần đây bạn thấy biến động giá của hai đồng coin này thế nào? Tính đến thời điểm mình viết bài này đồng BTC đang giao dịch ở mức trên $11,700. Còn đồng ETH đã lập đỉnh trong vòng hai năm trở lại đây với mức đỉnh điểm lên đến $432. Những biến động này quá lớn nên sẽ cần một đồng tiền ổn định giá kể cả trước những tác động của thị trường. Về vấn đề này thì triết lý của nó giống hệt với USDT.
Chưa kể mục đích của các đồng tiền điện tử như USDT hay DAI là trở thành một đồng tiền điện tử có khả năng thanh toán rộng khắp giống như tiền tệ truyền thống bây giờ. Nhưng với những biến động mạnh như vừa rồi thì nó chỉ phù hợp là công cụ đầu cơ, đầu tư mà thôi.
Vậy nên MakerDAO & DAI sinh ra để giải quyết tất cả những vấn đề này. Nó sẽ mang đến một đồng tiền ổn định về giá và có thể dễ dàng giao dịch mua bán được cho mọi người.
Quy trình hoạt động của MakerDAO & DAI
Chúng ta có thể tóm gọn lại quy trình hoạt động của MakerDAO & DAI trong bốn bước ngắn gọn dưới đây:
Bước 1: Tạo hợp đồng và thế chấp tài sản
Hợp đồng ở đây là một dạng hợp đồng thông minh CDP (viết tắt của Collateralized Debt Position). Đây là một dạng hợp đồng vay tiền bằng việc thế chấp tài sản như chúng ta vẫn thường thấy ngoài đời thực mà các tổ chức tài chính hay áp dụng.
Lúc này người dùng sẽ tạo yêu cầu làm hợp đồng CDP trên hệ thống. Sau khi hợp đồng được tạo thì nó yêu cầu người dùng thế chấp (deposit) một lượng tài sản (hiện tại là đồng ETH). Lúc này nhiệm vụ của CDP là giữ lại lượng tài sản mà người dùng đã thế chấp đó và trả lại cho họ một đồng tiền tượng trưng là DAI tương đương với số tiền mà họ đã thế chấp. Tài sản thế chấp này chỉ được giải ngân khi người dùng trả lại lượng DAI đã nhận từ hệ thống mà thôi.
Đến đây thì chúng ta sẽ có một khái niệm nữa là PETH. Bạn thấy nó quen chứ? Thực chất nó là viết tắt của Pooled Ether. Đây là một dạng đồng tiền nội bộ được dùng trong hệ thống của MakerDAO. Vì lượng ETH sẽ bị CDP giữ lại nên PETH sẽ được tạo ra tương đương khi người dùng thế chấp hoặc rút ETH ra khỏi hệ thống.
Bước 2: Sinh DAI để trả cho người thế chấp
Đến đây thì hẳn các bạn sẽ thắc mắc tỷ lệ quy đổi giữa DAI và tài sản thế chấp như thế nào cho phù hợp? Tuỳ vào hệ thống và từng thời điểm khác nhau mà lượng DAI bạn nhận được cũng khác nhau, nó không có con số cố định. Nhưng chắc chắn lượng DAI sinh ra sẽ thấp hơn giá trị của tài sản thế chấp để tránh việc người dùng bán tháo tài sản khi không có đủ điều kiện trả nợ.
Sau khi lượng DAI được sinh ra lúc này CDP sẽ ghi nhận người dùng nợ một lượng DAI tương ứng. Và khi việc trả nợ hoàn tất thì nó sẽ trả lại tài sản thế chấp.
Bước 3: Trả lại DAI và lấy về tài sản thế chấp
Như mình có nói ETH sẽ bị giữ lại và bạn không thể rút. Cách duy nhất để lấy lại tài sản thế chấp này là bạn trả lại DAI. Điều này giống như đi vay nợ vậy.
Đương nhiên khi trả lại DAI thì ngoài số lượng tiền gốc thì bạn cần phải trả thêm một khoản phí nữa. Phí này được gọi một dạng phí ổn định giá đồng DAI. Phí này sẽ được thanh toán bằng một đồng tiền MKR trong hệ sinh thái của MakerDAO.
Sau khi việc hoàn trả lại DAI hoàn tất thì người dùng có toàn quyền với lượng ETH đã thế chấp trước đó của mình.
Bước 4: Rút tài sản thế chấp
Sau khi hoàn trả đủ lượng DAI đã vay cùng một khoản phí, tài sản thế chấp được giai toả. Lúc này người dùng có thể rút toàn bộ hoặc từng phần tuỳ ý thích. Lúc này trên hệ thống của MakerDAO vẫn lưu lại chỗ đó cho đến khi người dùng quay lại vay tiếp lần hai.
Đội ngũ phát triển của DAI
Maker Foundation là đội ngũ chủ lực đứng đằng sau tất cả hệ thống này. Rune Christensen hiện đang là CEO của Maker Foundation.
Đội ngũ phát triển của MakerDAO & DAI. © MakerDAO
Đồng tiền điện tử DAI stablecoin
DAI là một trong số những đồng tiền điện tử được phát hành bởi MakerDAO. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về DAI.
Thông tin cơ bản
Tiêu chí | Mô tả |
Ký hiệu | DAI |
Blockchain | Ethereum |
Smart contract | 0x89d24a6b4ccb1b6faa2625fe562bdd9a23260359 |
Token Standard | ERC-20 |
Circulating Supply | 415,906,669 DAI |
Vị trí | #38 |
Market Cap | $420,427,762 |
Total Supply | 416,298,119 DAI |
Dữ liệu được tổng hợp tại Coinmarketcap ngày 14/8/2020 |
Cách để kiếm được đồng DAI
Để kiếm được đồng DAI bạn cần phải sở hữu một lượng ETH nhất định. Sau đó bạn tạo một CDP trên hệ thống của MakerDAO để tiến hành thế chấp và nhận lại đồng DAI.
Ngoài ra bạn có thể giao dich mua/bán đồng DAI trên các sàn giao dịch tiền điện tử trên thế giới như Binace (USDT/DAI); Coinbase Pro (DAI/USD); Huobi Global (DAI/USDT) …
Sàn điện tử giao dịch đồng DAI
Hiện tại bạn có thể dễ dàng giao dịch đồng DAI trên nhiều sàn khác nhau. Lượng giao dịch lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại đang tập trung chủ yếu vào Uniswap; Coinbase Pro và Kyber Network.
Các sàn giao dịch đồng DAI. © Coinmarketcap.
Ví điện tử lưu trữ đồng DAI
Hiện tại DAI đang hỗ trợ theo chuẩn ERC-20, do đó chúng ta có thể lưu trữ DAI ở các ví có hỗ trợ chuẩn này như:
- Ví nóng: MyEtherWallet, MEW hay TrustWallet …
- Ví lạnh: Tresor, Ledge Nano …
Ngoài ra để tiện cho việc giao dịch thì chúng ta cũng có thể lưu trữ tại các ví của các sàn giao dịch. Tuy nhiên cho dù sử dụng ví nào đi chăng nữa thì các bạn hãy quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo mật. Nên sử dụng các biện pháp xác thực cũng như bảo mật hai lớp để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Đồng DAI dùng để làm gì?
Như các bạn biết đấy, DAI được biết đến như là một đồng tiền ổn định. Hãy tưởng tượng bạn thế chấp căn nhà của bạn để lấy một lượng đô la vậy. DAI ở đây cũng thế, sau khi quy đổi xong ban có thể tiêu nó vào nhiều giao dịch khác. Và đương nhiên nó sẽ không mất thời gian chờ đợi, xử lý và đặc biệt không chịu kiểm soát bởi bất kỳ bên nào cả.
Có nên đầu tư vào đồng DAI thời điểm này
Đồng DAI nói riêng và các đồng tiền trong DeFi nói chung đang là một xu hướng “hot” trong thời gian gần đây. Trước khi trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ cùng điểm lại những điểm mạnh và điểm yếu của đồng tiền này nhé.
Điểm mạnh
- Là một đồng coin ổn định. DAI dường như “mẫn cảm” với các yếu tố tác động đến giá cả trong thị trường Crypto.
- DAI là một dạng tiền điện tử nên nó có thể giao dịch một cách dễ dàng, minh bạch mà không cần phải thông qua trung gian hay gì cả.
Điểm yếu
- Chính vì DAI là một dạng đồng tiền ổn định nên sẽ không có chuyện giá của nó tăng vọt như các đồng coin khác. Do đó nó sẽ không phù hợp để đầu tư lướt sóng.
Kết luận
Với quan điểm cá nhân thì thời điểm này cũng khá thích hợp để tích trữ đồng coin vì một số lý do sau đây:
- Thứ nhất tỷ giá đồng ETH đang tăng và dự báo còn có thể vượt ngưỡng $450. Chưa dừng lại ở đó, theo thông tin chính thức từ Ethereum Foundation thì cuối năm 2020 đầu 2021 ETH 2.0 sẽ ra mắt bản mainnet. Điều này sẽ loại bỏ thuật toán đồng thuận PoW và chuyển sang PoS. Nếu điều này thành công thì đây có thể sẽ là chất xúc tác để tăng giá ETH.
- Thứ hai thời điểm này dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại. Điều này dẫn đến việc những tài sản lưu trú an toàn như vàng hay tiền điện tử đang là những lựa chọn mới của các nhà đầu tư.
Kết luận chung
MakerDAO và DAI về bản chất nó là một mô hình cho vay thế chấp truyền thống nhưng được “blockchain hoá”. Với tính năng của một đồng stablecoin thì nó giúp cho đồng tiền đó có thể sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày thay vì như một món đồ được sử dụng đề đầu tư đầu cơ như các đồng tiền khác hiện nay.
Hi vọng những thông tin này phần nào mang lại những thông tin hữu ích cho mọi người. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu như bạn thấy nó hữu ích nhé.
**Để mua các đồng tiền điện tử khác bằng VND, bạn có thể mua tại Fiahub: Mua Bitcoin; Mua Ethereum; Mua USDT; Mua ADA; Mua XRP