Trong thời kỳ nền kinh tế rơi vào thời kỳ nới lỏng tiền tệ với điểm nhấn là bẫy thanh khoản khi lãi suất rơi về mức 0 phần trăm hoặc thậm chí lãi suất âm. Nhiều nhà đầu tư đang tìm đến Bitcoin như một công cụ phòng chống lạm phát hoặc bảo vệ lại mức lợi tức quá thấp.
Tại sao lại như vậy, và bằng những lý do lịch sử và kinh tế nào chúng ta có thể thấy Bitcoin đóng vai trò chống lại lạm phát?
Nội dung bài viết
Thế nào là lạm phát
Nói một cách đơn giản, lạm phát làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ trong dài hạn tăng lên, lạm phát được gây ra bởi sự mất giá của tiền tệ. Đó là định nghĩa từ Wikipedia: lạm phát thường xuất hiện do sức mua chung của đồng tiền fiat giảm. Nó sẽ được gọi là siêu lạm phát nếu sức mua giảm đến một điểm quan trọng trong đó việc giảm giá trị tiền tệ fiat và tăng giá cho hàng hóa và dịch vụ xảy ra trong một khoảng thời gian rất nhanh.
Lạm phát làm giảm sức mua của các loại tiền tệ
Điều gì có thể gây ra sự giảm giá trị tiền tệ?
Khi cung tiền tăng, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu bán ra một loại tiền tệ cụ thể, hoặc thậm chí các nhà đầu tư còn tấn công một loại tiền tệ (ví dụ như những gì George Soros đã làm với Ngân hàng Anh). Những cuộc tấn công tiền tệ này đôi khi do một số cơ quan tiền tệ chính thống tiến hành, trong khi một số khác là do dòng chảy vốn quốc tế gây ra.
Do đó, hàng hóa như thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác trở nên đắt đỏ với mọi người, vì tiền lương thì có xu hướng cố định hơn so với giá cả tăng nhanh. Các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Lạm phát thường tương quan với tình trạng thất nghiệp, thông thường, sự gia tăng lạm phát có tương quan với tỷ lệ thất nghiệp giảm, vì cung tiền được phân bổ và chi tiêu đồng đều hơn giữa những người có việc làm. Khi số lượng người có việc làm tăng lên, họ có nhiều quyền lực thương lượng hơn so với người sử dụng lao động, và tiền lương sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, có một số ngoại lệ đã xảy ra trong quá khứ. Những năm 1970, chẳng hạn, đã chứng kiến một thời kỳ có lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Vào những năm 1970 ở Hoa Kỳ, thời kỳ vàng bùng nổ như một hàng rào bảo vệ cho giá trị tiền tệ trong một nền kinh tế có thất nghiệp hàng loạt. Thế giới COVID-19 hiện nay cũng giống như thế: chúng ta đang tiến hành những chính sách tiền tệ lạm phát khổng lồ, với sự mở rộng mạnh mẽ của nguồn cung tiền tệ do chính sách tiền tệ và giá cả ở một số lĩnh vực quan trọng như lương thực vẫn tăng do các cú sốc về nguồn cung do giãn cách xã hội.
Việc khóa cửa tạm thời nền kinh tế cũng đã đóng cửa các doanh nghiệp hoạt động tuyển dụng nhiều nhân công, dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng hàng loạt.
Tìm hiểu về sự kiện halving Bitcoin
Đây có thể coi như một lần cập nhật cho mạng ghi lại tất cả các giao dịch bitcoin. Những người khai thác bitcoin trên mạng trên mạng này với các dàn máy tính chuyên dụng cạnh tranh nhau để giải quyết các vấn đề toán học phức tạp để xác nhận các giao dịch bitcoin. Người chiến thắng sẽ được thưởng bằng đồng bitcoin.
Vào thứ các sự kiện halving, phần thưởng cho người khai thác Bitcoin sẽ bị chia làm đôi. Sự kiện này thường diễn ra theo chu kỳ 4 năm. Mục đích của halving là để phù hợp với tỷ lệ của lạm phát. Mức thưởng trước tháng năm ở mức 12,5/BTC, nãy giảm còn 6,25/BTC.
Lịch halving của Bitcoin
Không có một tổ chức tập trung nào phát hành Bitcoin cũng như ảnh hưởng đến được tỷ lệ lạm phát của nó như các đồng tiền fiat. Tỷ lệ phát hành Bitcoin được quy định trong mã của đồng tiền này bởi Satoshi Nakamoto, nhà phát minh ra Bitcoin.
Halving có ý nghĩa như thế nào?
Tổng số bitcoin sẽ không vượt qua mức 21 triệu. Phần thưởng cho những người khai thác bitcoin tiếp tục giảm một nửa cho đến khi đạt đến không. Sự giới hạn của Bitcoin tạo nên sự khan hiếm, chính điều này làm cho các nhà đầu tư tin rằng sẽ củng cố giá trị tiền điện tử và làm cho nó trở thành một hedging tool với các loại tiền tệ thông thường.
Chỉ có 21 triệu Bitcoin được khai thác
Đặc biệt, với nguồn cung cấp bị hạn chế, hoạt động theo lộ trình có sẵn và kiến trúc phi tập trung, BTC cung cấp sự ổn định khi thị trường rơi vào khủng hoảng và trở thành tài sản an toàn rất đáng chú ý.
Bitcoin chống lại lạm phát như thế nào?
Chúng ta hãy xem một vài ví dụ nổi tiếng về cách lạm phát đã được giải quyết và Bitcoin có thể đóng vai trò như một lực lượng chống lại lạm phát như thế nào.
Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là ở Cộng hòa Weimar, tiền thân của nền dân chủ Đức Quốc xã. Siêu lạm phát hoành hành sau các khoản nợ bồi thường cho nước ngoài và sự vô trách nhiệm trong quản lý kinh tế đã đẩy giá trị đồng tiền Đức xuống thấp đến mức mọi người chất đống tiền giấy vào xe cút kít để thanh toán.
Siêu lạm phát đã xảy ra trong suốt lịch sử ở những nơi như Venezuela, Hungary và Zimbabwe – nhưng siêu lạm phát của Cộng hòa Weimar thường được coi là trường hợp lịch sử và đen tối nhất, bởi vì phần lớn về sự bất ổn kinh tế được tạo ra cuối cùng đã dẫn đến chiến thắng bầu cử giúp Adolf Hitler trỗi dậy với tư cách là người đứng đầu nhà nước Đức.
Siêu lạm phát tại Zimbabwe
Một ví dụ khác là giai đoạn trong thập niên 1970 của stagflation ở Hoa Kỳ. Đây là một thời kỳ kinh tế trì trệ và cú sốc giá dầu đã đưa vật giá lên cao chót vót. Các chính sách thúc đẩy việc làm trở thành một nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang được đưa ra do lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cao trong suốt năm đó.
Lạm phát của Bitcoin giảm dần sau mỗi lần halving
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ năm đó đã phải tăng lãi suất lên trên 20%, kiểm soát chặt chẽ nguồn cung tiền để kiểm soát lạm phát – mặc dù tỷ lệ tăng mạnh đã dẫn đến suy thoái kinh tế, do mọi người bị vỡ nợ bởi các khoản vay và thế chấp xe hơi.
Cuối cùng, ví dụ kinh điển về hậu quả của giảm phát thường được trích dẫn trong kinh tế học là giảm phát ở Nhật Bản những năm 1990 với tư duy giảm phát vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Bitcoin cung cấp một hàng rào chống lạm phát vì một lý do rõ ràng: không giống như tiền tệ fiat, nguồn cung bị hạn chế. Bitcoin bị giới hạn tối đa không quá 21 triệu. Chính vì không có ngân hàng trung ương trong thế giới tiền kỹ thuật số, nên sẽ không có khả năng bitcoin bị giảm giá trị nếu bị bơm tràn ngập thị trường như tiền tệ. Bản chất phi tập trung của Bitcoin khiến các quyết định của một vài nhà môi giới quyền lực nhất cũng không thể thay đổi căn bản giá trị của những người đang nắm giữ Bitcoin.
Khủng hoảng kinh tế theo sau coronavirus trên toàn thế giới đã bắt đầu một cách rõ ràng, các nhà đầu tư đã nhận thấy những thách thức trong thời gian tới. Khi cuộc khủng hoảng y tế lắng xuống, chúng ta sẽ phải đối mặt với một tình huống kinh tế gần như không có tiền lệ từ trước tới nay. Tại thời điểm hiện nay, hơn bao giờ hết, sự bảo vệ khỏi lạm phát là rất quan trọng với nhà đầu tư và Bitcoin có thể đóng một phần trong vai trò này trong thế kỷ 21, giống như vàng đã làm trong thế kỷ 20.
Tại Việt Nam, bạn có thể giao dịch Bitcoin an toàn, uy tín với mức phí rẻ trên sàn Fiahub tại đây.