Khi tiếp cận với thị trường tiền điện tử, các nhà đầu tư sẽ thường xuyên bắt gặp cụng từ wrapped. Ví dụ như: Wrapped Bitcoin, Wrapped Ether, … Thế nhưng nhiều người là không hiểu định nghĩa của các cụm từ này. Vậy wrapped token là gì và tại sao nó tồn tại. Bài viết dưới đây sẽ có câu trả lời cho bạn.
Nội dung bài viết
Wrapped token là gì?
Wrapped có nghĩa là “được gói/ được bọc”. Do đó, wrapped token được hiểu đơn giản là những loại tiền điện tử “được gói/bọc” được thiết kế với mục đích sử dụng và hoạt động trên các blockchain khác ngoài blockchain của chính nó. Ví dụ: wrapped Bitcoin là những phiên bản BTC khác với BTC gốc và hoạt động trên các blockchain ngoài Bitcoin blockchain.
Nói một cách dễ hiểu, wrapped token khác giống với stablecoin. Nhưng đối với stablecoin, giá trị của nó lấy từ tiền pháp định. Còn đối với wrapped token, giá trị sẽ dựa trên tài sản vốn của blockchain khác.
Nếu là một nhà giao dịch thông thường, bạn không cần quá quan tâm đến vấn đề token có được bọc hay không. Việc bạn cần làm chính là thực hiện các giao dịch trên wrapped token giống với các loại tiền điện tử khác.
Wrapped token được hiểu là các token được gói
Wrapped token hoạt động như thế nào?
Trong quá trình wrapped token, mạng lưới sẽ có “người giám sát” với mục đích đảm bảo được giá trị của token gốc tương đương với giá trị đã được đóng gói. Người giám sát này có thể là bộ mã nào đó như hợp đồng thông minh, các DAO hoặc cũng có thể là ví đa chữ ký đại diện.
**DAO (Tổ chức tự trị Phi tập trung) hoạt động thông qua các hợp đồng thông minh để thực hiện lệnh trên chuỗi.
**Ví đa chữ ký là những chữ ký hoặc bộ ký điện tử, là đại diện của các nhà đầu tư đang có tài khoản trên chuỗi với mục đích đảm bảo số tiền của mình trên ví.
Người giám sát sẽ có nhiệm vụ, sau đó đóng gói token bằng một quy trình được gọi là đúc.
Quá trình sau khi được hoàn thành, những loại token này sẽ được gởi đến chuỗi đã được đăng ký hoạt động trước đó. Tại đây, token sẽ được gọi là wrapped token với tỷ lệ 1:1. Ví dụ 1 token sẽ là 1 wrapped token, 3 token sẽ là 3 wrapped token. Tất cả quá trình và số lượng đều được lưu trữ, công khai trên chuỗi. Và người dùng dễ dàng tìm kiếm hay kiểm soát được lượng toke đã chuyển thành wrapped token của mình.
Các token sẽ trải qua quá trình dài trước khi trở thành wrapped token
Wrapped token có được mở không?
Khi có nhu cầu sử dụng, người dùng vẫn có thể mở gói token và chuyển token về dạng vốn có của nó. Tất cả các bước cũng đều phải thông qua người giám sát với quá trình được gọi là đốt.
Sau khi hoàn thành đốt, wrapped token sẽ trở về token nguyên thủy và được chuyển về lại blockchain của chính nó. Quan trọng, trong suốt quá trình thực hiện đóng gói và mở gói, giá trị của token và wrapped token đều không bị thay đổi. Khi token được quay trở lại, người dùng có thể sử dụng token và giao dịch chúng một cách bình thường.
Ưu điểm và nhược điểm của wrapped token là gì?
Bên cạnh các ưu điểm như: tính thanh khoản cao, tốc độ giao dịch tốt, phí giao dịch hợp lý, tính ứng dụng. Thì wrapped token còn có các nhược điểm cần được cải thiện như: mang thiên hướng tập trung, chi phí đúc thường xuyên bị trượt giá, người giám sát dễ mắc lỗi,…
Ưu điểm của wrapped token
Tính ứng dụng
Ưu điểm lớn nhất mà wrapped token mang lại chính là lợi ích ứng dụng cực kỳ cao. So với trước đây, bạn không thể sử dụng BTC hay các loại tiền điện tử trên các mạng không phải là của chúng. Thì giờ đây, với kỹ thuật gói token, người dùng đã có thể dùng nhiều loại tiện điện tử trên nhiều lạng khác nhau.
Tốc độ giao dịch
Thay vì giao dịch tiền ETH trong blockchain của nó sẽ mất một thời gian. Thế nhưng, khi sử dụng wrapped token, thời gian này đã được rút ngắn rất nhiều. Chưa kể, nền tảng nào có thiết kế tốt, tốc độ sẽ càng nhanh hơn nữa.
Tính bảo mật
Hành động gói token sẽ giúp nhà đầu tư tăng cường tính bảo mật cho nguồn tiền của bản thân. Người dùng dễ dàng kiểm soát số tiền của mình với các mã ví riêng tư.
Wrapped có tính bảo mật cao
Phí giao dịch
Hiện nay, phí giao dịch của các wrapped token đang nằm ở mức thấp.
Tính thanh khoản
Tài sản wrapped của người dùng có thể tăng lên cùng với tính thanh khoản của tài sản. Trong khi đó, tính thanh khoản của wrapped biến động rất lớn.
Nhược điểm của wrapped token là gì?
Quyền giám sát
Mặt dù công nghệ wrapped token đang liên tục thay đổi, thế nhưng trong quá trình thực hiện, nếu người giám sát có xảy ra sai sót, toàn bộ quá trình cũng sẽ xảy ra sai sót và người dùng không thể giải quyết được vấn đề này.
Tập trung
Vì để tạo ra wrapped token, các token cần phải thông qua người giám sát. Trong khi đó, mục đích của tiền điện tử là phi tập trung.
Chi phí đúc cao
Thêm một nhược điểm của wrapped token đó chính là người dùng sẽ mất chi phí khi đúc mở hoặc đóng token. Trong khi đó mức giá này lại liên tục trượt lên xuống.
Chi phí đúc cao là một trong những nhược điểm của wrapped token
Vậy có nên đầu tư vào wrapped token hay không?
Sau khi phân tích ưu nhược điểm của wrapped token là gì, chúng ta có thể dễ dàng thấy vẫn còn nhiều nhược điểm. Thế nhưng, ưu điểm là chiếm tỷ lệ cao hơn. Không những thế, việc gói token sẽ giúp cho bản thân token đó có nhiều cơ hội hoạt động, giao dịch hay sử dụng dịch vụ một cách phong phú ở hệ sinh thái khác. Vậy nên việc đầu tư vào wrapped token là cần thiết.
Nhìn chung, với nhu cầu sử dụng của người dùng, các wrapped token đã trở nên phổ biến và cần thiết trong giao dịch. Do đó, việc đầu tư vào chúng về lâu về dài cũng sẽ sinh ra lợi nhuận cao, nhất là đối với những token vốn dĩ đã có giá trị cao như BTC hay ETH.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến wrapped token là gì, cách hoạt động và có nên đầu tư vào wrapped token hay không. Hy vọng bài viết của Fiahub đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết. Fiahub luôn bên bạn và đáp ứng mọi nhu cầu bạn cần về thông tin lẫn sàn giao dịch uy tín, chất lượng.