Các quốc gia thành viên của Nhóm 20 (G20) đã lên kế hoạch xây dựng sự đồng thuận về chính sách tiền điện tử, có khả năng tạo ra những ảnh hưởng cho quy định của ngành tài sản kỹ thuật số trên toàn cầu.
G20 là diễn đàn quốc tế chính thức dành cho Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương đến từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới và Liên minh Châu Âu EU. Bao gồm: Argentina, Brasil, Úc, Anh, Nga, Nhật, Pháp, Canada, Ả Rập Xê Út, Hàn Quốc, Mỹ, Indonesia, Ấn Độ, Đức, , México, Nam Phi, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và EU.
Sau khi kết thúc ngày họp thứ hai tại thành phố Bengaluru – Ấn Độ, Thư ký các vấn đề kinh tế liên bang của Ấn Độ – Ajay Seth cho biết diễn đàn đã họp bàn về việc nghiên cứu ý nghĩa của tài sản tiền điện tử đối với nền kinh tế, chính sách tiền tệ và lĩnh vực ngân hàng, từ đó đưa ra một chính sách đồng thuận, nhằm mục đích giúp các khu vực tài phán khác nhau thiết lập khung pháp lý, xét đến lĩnh vực này hầu như không được kiểm soát trên toàn cầu.
Seth phát biểu:
“Quy định nên xuất phát từ quan điểm chính sách được thực hiện. Trên thực tế, một trong những ưu tiên đã được đưa lên bàn thảo luận là giúp các quốc gia xây dựng sự đồng thuận về cách tiếp cận chính sách đối với tài sản tiền điện tử”.
Những bàn luận về sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX cũng được đưa ra tại cuộc họp, đặt ra yêu cầu giám sát tốt hơn thị trường tiền điện tử.
Ngoài ra, cuộc thảo luận ở Bengaluru cũng đã đề cập đến việc quản lý các lỗ hổng nợ toàn cầu, tài trợ cho chương trình chống biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững, củng cố các ngân hàng phát triển đa phương,…
Với cương vị chủ tịch G20, Ấn Độ sẽ có những can thiệp sâu rộng vào tình hình kinh tế thế giới hiện nay. Đáng chú ý, Ấn Độ đang nỗ lực ban hành khung quy định về tiền điện tử tại quốc gia này. Tuy nhiên, với chế độ quản lý tiền điện tử hiện tại của mình, chính phủ đã nhận được nhiều lời chỉ trích từ phía các nhà đầu tư trong nước, cho rằng họ đang bóp nghẹt hệ thống tiền điện tử. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã kêu gọi cấm sử dụng tiền điện tử, cho rằng CBDC là giải pháp lý tưởng để chống lại ảnh hưởng của các tài sản kỹ thuật số tư nhân như Bitcoin.
Quang Ngo là một tech content creator với nền tảng về Data Science và AI. Bắt đầu tìm hiểu về công nghệ blockchain và tiền điện tử từ 2022, hiện Quang Ngo nghiên cứu về một số ứng dụng của blockchain trong mảng dữ liệu tài chính và mua sắm, đồng thời đảm nhận biên soạn các bài viết chia sẻ kiến thức về các kỹ thuật và công nghệ trong blockchain, cũng như cập nhật các thông tin HOT trên thị trường dưới góc nhìn của một người am hiểu về tiền điện tử và blockchain