Các nền kinh tế trên toàn thế giới đang ngày càng xem xét khả năng tồn tại của một loại tiền tệ quốc gia được số hóa, thường được gọi là Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC). Trên thế giới, 11 quốc gia đã ra mắt CBDC chính thức, nhưng chưa có đại diện nào đến từ Châu Á.
Dữ liệu từ Hội đồng Atlantic của Mỹ, nơi chuyên theo dõi tình trạng tiền kỹ thuật số trên toàn thế giới cho biết hiện có 35 quốc gia ở châu Á đang trong các giai đoạn khác nhau như nghiên cứu, phát triển hoặc thí điểm CBDC.
Nội dung bài viết
Tại sao CBDC ngày càng được quan tâm?
CBDC là phiên bản kỹ thuật số của tiền tệ hợp pháp tại một quốc gia do ngân hàng trung ương của quốc gia đó hỗ trợ và phát hành. Vì nó thực sự chỉ là phiên bản kỹ thuật số, nên giá trị của nó cũng giống như tiền giấy vật lý. Ví dụ với CBDC của Trung Quốc, 1 e-CNY bằng 1 CNY. Chúng có thể được giữ trong tài khoản của ngân hàng trung ương hoặc dưới dạng token điện tử trong ví kỹ thuật số , thiết bị di động và cả thẻ trả trước.
Có hai trường hợp sử dụng CBDC. Thứ nhất, bán lẻ được ký hiệu là CBDC-R, có liên quan đến các giao dịch tư nhân. Thứ hai là bán buôn, wCBDC, được sử dụng trong các giao dịch và thanh toán giữa ngân hàng với các tổ chức tài chính.
Các quốc gia có thể thiết kế CBDC của họ cho cả hai trường hợp sử dụng, như Trung Quốc và Thái Lan đang làm, hoặc bắt đầu với một trong hai trường hợp, chẳng hạn như Hàn Quốc và Nga, thí điểm cho mục đích sử dụng bán lẻ. Trong khi đó, Singapore và Saudi Arabia chỉ thử nghiệm bán buôn.
Cần đẩy mạnh CBDC tại châu Á
Là một khu vực có nhiều thị trường mới nổi, Châu Á đang tràn ngập các hoạt động của CBDC, các quốc gia đều muốn nhanh chóng áp dụng công nghệ mới để thu được nhiều lợi ích hơn từ nó. CBDC sử dụng công nghệ blockchain tương tự như tiền điện tử , nhưng chủ quyền tiền tệ của quốc gia vẫn được bảo toàn do ngân hàng trung ương hành chúng.
Nhờ vào tính phi tập trung, CBDC không bị sa lầy bởi hệ thống kế thừa, chẳng hạn như các kênh tài chính bằng đô la Mỹ, khiến nền kinh tế của một quốc gia dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong chính sách tiền tệ hoặc chính trị của Hoa Kỳ như các biện pháp trừng phạt thương mại. Điều này có thể thấy rõ qua các đợt thay đổi lãi suất đồng đôla Mỹ do FED thực hiện, nó kéo theo hàng loạt các quốc gia rơi vào lạm phát cũng như suy thoái kinh tế.
Bên cạnh đó, mở rộng tài chính toàn diện là mục tiêu cốt lõi đằng sau sự quan tâm ngày càng tăng đối với CDBC. Chuyển sang kỹ thuật số có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch online và xuyên biên giới. Số hoá là mục tiêu cần phải hướng tới, chúng ta có thể thấy chúng được kích thích phát triển mạnh mẽ như thế nào qua hai năm đầu của đại dịch covid-19.
CBDC là một phần của những cải tiến liên tục trong các giao dịch tài chính hiện đại, bao gồm thanh toán theo thời gian thực và giảm thiểu tối đa chi phí. Trên thực tế, nó rất phù hợp với Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc cho năm 2030 cam kết giảm chi phí giao dịch kiều hối xuống dưới 3% và loại bỏ các hành lang chuyển tiền với mức giá cao hơn 5%.
Tình hình phát triển CBDC tại châu Á hiện nay
Công nghệ mang tới cho CBDC nhiều điểm ưu việt, tuy nhiên vẫn còn nhiều mối lo ngại, từ cơ sở hạ tầng, an ninh mạng và quyền riêng tư cho đến chống lừa đảo, tài trợ khủng bố và rửa tiền. Đây là những mối lo cần được các quốc gia giải quyết.
Điều này có thể giải thích tại sao không có quốc gia nào ở châu Á chưa tung ra CBDC hoàn chỉnh. Cho đến nay, có 15 quốc gia vẫn đang nghiên cứu về CBDC, 10 quốc gia đang trong giai đoạn phát triển và 10 quốc gia đang trong giai đoạn thử nghiệm. Trong số 11 quốc gia ASEAN, chỉ có Brunei và Timor-Leste vẫn chưa đưa ra kế hoạch cụ thể cho CBDC.
Chương trình thí điểm là giai đoạn gần như cuối cùng trong việc phát triển CBDC, tại châu Á có các quốc gia đang ở giai đoạn này như: Nga, Ả Rập Saudi, Kazakhstan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Singapore và Thái Lan.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã bắt đầu thử nghiệm wCDBC đầu tiên cho đồng rupee điện tử trong tháng này và dự định bắt đầu thử nghiệm cho việc sử dụng bán lẻ với năm ngân hàng vào tháng 12 này. Ngân hàng Nhật Bản sẽ bắt đầu thử nghiệm sử dụng đồng yên kỹ thuật số với ba ngân hàng lớn của đất nước và các ngân hàng trong khu vực vào 2023.
Nguồn: Fintechnews.sg
Quang Ngo là một tech content creator với nền tảng về Data Science và AI. Bắt đầu tìm hiểu về công nghệ blockchain và tiền điện tử từ 2022, hiện Quang Ngo nghiên cứu về một số ứng dụng của blockchain trong mảng dữ liệu tài chính và mua sắm, đồng thời đảm nhận biên soạn các bài viết chia sẻ kiến thức về các kỹ thuật và công nghệ trong blockchain, cũng như cập nhật các thông tin HOT trên thị trường dưới góc nhìn của một người am hiểu về tiền điện tử và blockchain