Một bài báo tại đại học Harvard đã kêu gọi các ngân hàng trung ương sử dụng Bitcoin trong kho dự trữ của họ như một cách để phòng ngừa rủi ro từ các lệnh trừng phạt và chiến tranh kinh tế.
Mathew Ferranti, một nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Havard, đã xuất bản một bài báo cáo gây xôn xao trong giới đam mê Bitcoin khi nó kêu gọi các chính phủ và ngân hàng trung ương bổ sung loại tài sản này như một phần dự trữ của họ. Với tiêu đề “Rủi ro trừng phạt bảo hiểm rủi ro: Tiền điện tử trong Dự trữ của Ngân hàng Trung ương”, Ferranti đưa ra các giả thuyết mạnh mẽ cho các quốc gia đối mặt với rủi ro trong chiến tranh kinh tế để nắm giữ BTC.
Việc sử dụng các tài sản kỹ thuật số để tránh các lệnh trừng phạt đã trở thành một chủ đề thảo luận sôi nổi trong thời gian gần đây, đặc biệt đạt đến đỉnh điểm sau khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra. Trong khoảng thời gian này, các quốc gia phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính đối với Nga, mà các nhà phân tích cho rằng có thể làm sụt giảm nền kinh tế của nước này tới 6%.
Kể từ đó, Ngân hàng Trung ương Nga và Bộ Tài chính đã thông báo rằng họ sẽ chuyển một phần sang sử dụng tiền điện tử để tạo thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới. Từ đó có thể thấy khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đất nước này đã nhận ra được những giá trị to lớn mà bitcoin và các đồng tiền điện tử khác mang lại.
Tuy nhiên, bài báo lưu ý rằng việc quá tập trung vào tài sản kỹ thuật số có thể là một trở ngại trong việc sử dụng loại tài sản này để tránh các lệnh trừng phạt. Vào tháng 3, Gemini ,Coinbase và Binance đã nhận được yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ về việc báo cáo bất kỳ giao dịch nào liên quan đến các cá nhân hoặc tổ chức Nga bị trừng phạt.
Bài báo của Ferranti cũng lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt có thể gây ra một số hậu quả không lường trước được, chẳng hạn như gây ảnh hưởng rất lớn tới người dân của quốc gia đang bị áp đặt các lệnh trừng phạt.
Nhìn chung, các quốc gia vùng Vịnh là một trong những nơi bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới, vốn từ lâu đã và vẫn đang nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Mặc dù có một nền kinh tế, công nghệ vô cùng phát triển, ứng dụng nhiều vào công nghệ sổ cái phân tán (DLT), các quốc gia này vẫn do dự trong việc tích lũy tiền điện tử trong bảng cân đối kế toán của họ.
Hiện tại, chỉ có El Salvador nắm giữ gần 3.000 BTC trên bảng cân đối kế toán của mình. Quốc gia Trung Mỹ này đã phải hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt từ Mỹ, với các quan chức và tổ chức phải đối mặt với các lệnh cấm vận cứng rắn. Tại Tây Á, UAE đang là nước dẫn đầu về tiềm năng phát triển tiền điện tử khi liên tục công bố hợp tác với các tổ chức, cho thấy mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ toàn cầu bằng cách thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong lĩnh vực tiền điện tử đến Dubai.
Sự thật rằng đại đa số các quốc gia đang đặt niềm tin vào vàng thay vì chuyển sang Bitcoin. Tuy nhiên theo bài phân tích, sự kết hợp lý tưởng sẽ là dự trữ cả 2 loại tài sản trên và thấy được lợi ích của việc đa dạng hóa. Bitcoin sẽ mang lại sự thuận tiện, đi theo xu hướng thời đại mới và có thể xem như một món đầu tư. Còn vàng sẽ đảm bảo sự chắc chắn vì nó ít biến động hơn 5 lần so với BTC.
Quang Ngo là một tech content creator với nền tảng về Data Science và AI. Bắt đầu tìm hiểu về công nghệ blockchain và tiền điện tử từ 2022, hiện Quang Ngo nghiên cứu về một số ứng dụng của blockchain trong mảng dữ liệu tài chính và mua sắm, đồng thời đảm nhận biên soạn các bài viết chia sẻ kiến thức về các kỹ thuật và công nghệ trong blockchain, cũng như cập nhật các thông tin HOT trên thị trường dưới góc nhìn của một người am hiểu về tiền điện tử và blockchain