Dữ liệu cập nhật từ ngày 14/11 – 20/11.
Nội dung bài viết
Chỉ số on-chain Bitcoin SOPR đạt mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020
Khi những người nắm giữ Bitcoin (BTC) cố gắng rút tiền của họ từ trên các sàn giao dịch vào ví không lưu ký thì những đồng Bitcoin đang di chuyển này đã cho thấy mức lỗ cao trong nhiều năm. Chỉ số on-chain Bitcoin SOPR được tính bằng cách chia giá đã bán cho giá đã phải trả để sở hữu Bitcoin ban đầu.
Theo đó, SOPR dao động xung quanh mức 1 và có xu hướng thấp hơn mức đó trong thị trường gấu Bitcoin và cao hơn mức đó trong thị trường tăng giá. Điều này là hợp lý, vì các khoản lỗ chưa thực hiện tăng lên trong giai đoạn thị trường gấu, dẫn đến các khoản lỗ tổng thể tương đối lớn hơn khi những người sở hữu bán Bitcoin của mình đi.
Do đó, khi các thị trường gấu kết thúc, chúng ta sẽ thấy có xu hướng SOPR thấp hơn. Kể từ ngày 14/11, mức trung bình động trong 7 ngày của chỉ số này là 0.9847. Trên thực tế, đây là mức thấp nhất kể từ sự thời điểm đại dịch Covid-19 xuất hiện vào tháng 3/2020.
Nếu cặp BTC/USD bắt đầu tăng, các hodler sẽ có động lực để bán với giá gốc đã mua ban đầu hoặc cao hơn một chút để tránh thua lỗ. Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung mà không có người mua. Và đương nhiên, về mặt lý thuyết thì điều này sẽ buộc khiến giá Bitcoin giảm thấp hơn một lần nữa.
Do đó, SOPR hoạt động như một công cụ dự báo hữu ích cho các xu hướng giá tiềm năng, với mức 1 một lần nữa là đường quan trọng khi nói đến những người ở vị thế nắm giữ (holder) chuyển thành người bán (seller).
Tháng 3/2020, chỉ số on-chain Bitcoin SOPR giảm xuống chỉ còn 0.9486 một thời gian ngắn. Mặc dù vậy nó vẫn không thấp bằng thị trường gấu cuối năm 2018, thời điểm mà chỉ báo này tụt về mức 0.9416.
Các thợ đào Bitcoin gửi ít BTC hơn đến các sàn giao dịch kể từ năm 2020 bất chấp sự cố của FTX
Các công ty khai thác hay các thợ đào (miner) có thể gửi nhiều BTC hơn đến các sàn giao dịch trong tháng này. Nhưng nhìn chung, lượng BTC này đã giảm kể so với thời điểm năm 2020. Dữ liệu từ nền tảng phân tích trên chuỗi CryptoQuant đã cho thấy rằng việc chuyển tiền hàng ngày của thợ đào đến các sàn giao dịch đã giảm 2/3 hoặc thậm chí là nhiều hơn so với trước đó.
Sau khi BTC/USD mất 25% giá trị trong những ngày tuần trước, những lo ngại hiện tại về khả năng thanh toán của thợ đào đã tăng cao. Với cơ sở chi phí của họ và tỷ lệ băm tăng trên mạng lưới, các nhà bình luận cảnh báo rằng nhiều thợ đào có thể không kiếm đủ tiền. Nói cách khác, khi giá BTC giảm, các khoản tiền thợ đào nhận được từ việc tạo khối và phí giao dịch sẽ không đủ bù đắp lại chi phí mà họ đã bỏ ra, trong đó chủ yếu là điện.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, tỷ lệ băm tiếp tục xoay quanh mức cao nhất mọi thời đại và không giảm đáng kể. Chỉ số này đã cho thấy rằng ít nhất một số công cụ khai thác đang duy trì sức mạnh băm của mạng chứ không phải động thái tắt hoạt động hàng loạt. Theo CryptoQuant, mặc dù thu không bù lại được chi nhưng không phải mọi thợ đào Bitcoin đều tuyệt vọng bán Bitcoin của mình để giải quyết vấn đề chi phí này.
Vào ngày 08/11, khi sự kiện liên quan đến FTX xảy ra, lượng BTC từ ví của thợ đào sang các sàn giao dịch đạt tổng cộng 1,300 BTC. Đây là mức lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 9. Nhìn chung, mặc dù đúng vào thời điểm sự sụp đổ của FTX đang diễn ra nhưng lượng BTC bán ra có phần khá khiêm tốn so với các thời điểm khác trong năm nay.
Lấy ví dụ, các công ty khai thác đã gửi 4,540 BTC đến các sàn giao dịch vào ngày 02/9 trước đó. Hay như vào thời điểm ngày 22/6, khi giá BTC/USD giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm là 17,600 USD, tổng số BTC được đưa lên sàn trong ngày là 5,729 BTC.
Kể từ sự kiện giảm một nửa trợ cấp khối cuối cùng của Bitcoin vào tháng 5/2020, các thợ đào đã giảm đáng kể doanh số giao dịch hàng ngày của họ. Vào khoảng thời gian phần thưởng khối giảm một nửa này, mức trung bình động trong 7 ngày của lượng BTC được đưa lên các sàn giao dịch là khoảng 1,200 BTC mỗi ngày.
Con số thay đổi đáng kể từ ngày này sang ngày khác, nhưng nhìn chung, điều được coi là tăng đột biến vào tháng 11/2022. Tua nhanh đến tháng 10 năm nay và vào một số ngày, các thợ đào đã gửi dưới 100 BTC đến các sàn giao dịch.
Khoản tiền nhận được từ trợ cấp khối có thể đã giảm một nửa và phí có thể mang lại ít doanh thu hơn tính theo đô la Mỹ và sự kiện sụp đổ của FTX diễn ra nhưng có vẻ như nó chỉ tạo ra một sự phân kỳ ngắn trong dòng tiền của thợ đào so với mức trung bình động trong một năm của họ.
Lời kết
Chỉ số on-chain SOPR cho thấy những người nắm giữ Bitcoin hiện tại đang thua lỗ. Tuy nhiên, đáng chú ý là mức lỗ này vẫn chưa thực sự lớn so với thời điểm thị trường gấu vào năm 2018. Ngoài ra, một chỉ số on-chain khác cho thấy động thái bán Bitcoin của thợ đào chưa lên đến đỉnh điểm so với các giai đoạn trước. Tổng hòa của cả hai điều này cho thấy dường như mức giá hiện tại vẫn chưa thực sự là đáy trong thị trường gấu lần này.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.