Người sáng lập Tron cáo buộc các ví tiền liên quan đến Alameda Research của Sam Bankman-Fried có thể là tác nhân của việc mất chốt đồng USDD.
Vào tháng 04/2022, mạng Tron đã tung ra USDD. Đây là một mã thông báo được gắn với đồng đô la Mỹ. Nó được thế chấp nhiều hơn so với giá trị. Có nghĩa là khả năng trượt xuống dưới 1 USD sẽ thấp hơn do dự trữ quá nhiều hỗ trợ cho việc định giá của nó.
Nội dung bài viết
Đồng stablecoin USDD trượt xuống dưới mức chốt 1 USD
Nhưng nó không đủ để giữ cho giá của USDD được cố định ở mức 1 USD vào ngày 08/11 khi một số cá voi bán phá giá hơn 11 triệu USDD token. Một ngày sau, giá của USDD giảm xuống mức thấp nhất là 0.96 USD, tiếp theo là sự phục hồi khiêm tốn xuống 0.98 USD vào ngày 10/11.
Áp lực bán có thể nhìn thấy rộng hơn trong nhóm thanh khoản USDD trên giao thức tài chính phi tập trung của Curve. Tính đến ngày 10/11, nhóm này đã mất cân đối lớn, chiếm gần 82.50% bằng USDD và phần còn lại bằng USDT, USDC và DAI stablecoin.
Người sáng lập Tron, Justin Sun, suy đoán rằng Alameda Research, một quỹ phòng hộ tiền điện tử do Sam Bankman-Fried của FTX đứng đầu, có thể là con cá voi bán phá giá lượng USDD nắm giữ của mình để tránh vỡ nợ. Bảng cân đối kế toán của Alameda được báo cáo là có đến 50% là FTT
Các khoản dự trữ tài sản thế chấp bị tính toán sai
USDD được phát hành bởi Tron DAO Reserve (TDR). Công ty này cũng đóng vai trò là người giám sát tài sản thế chấp của nó. TDR chịu trách nhiệm chính trong việc bán tài sản thế chấp để duy trì tỷ giá USDD trong trường hợp có vấn đề xảy ra bên bán.
Về lý thuyết, USDD dường như được hỗ trợ đầy đủ bởi một nhóm tài sản thế chấp tiền điện tử trị giá 2 tỷ USD bằng Bitcoin, Tron (TRX) và USDC, với lượng dự trữ được báo cáo lớn hơn nguồn cung cấp stablecoin hơn 283%.
Hiện tại, hầu hết tất cả tài sản thế chấp stablecoin có giá trị trong ví dự trữ của TDR đều được đem đi stake và kiếm lợi nhuận trong JustLend, giao thức cho vay lớn nhất trong hệ sinh thái Tron theo tổng giá trị bị khóa (TVL). Trong khi đó, 99% tài sản thế chấp TRX bị khóa bên trong một hợp đồng quản trị đặt cọc.
TDR dường như cũng cho thấy sự sai lệch khi bao gồm cả lượng token TRX bị đốt trị giá hơn 725 triệu USD làm tài sản thế chấp. Nhìn chung, điều đó khiến DAO có USDC trị giá khoảng 600 triệu USD và BTC trị giá 236 triệu USD trong kho dự trữ. Nói cách khác, tỷ lệ tài sản thế chấp gần 113% so với tỷ lệ tài sản đảm bảo là 283%.
Tỷ lệ tài sản thế chấp của USDD có thể dao động hơn nữa khi tài sản dự trữ của nó, BTC và TRX, giảm giá mạnh. Đáng chú ý, giá của BTC đã giảm hơn 22% từ đầu tuần xuống còn khoảng 16,500 USD trong một cuộc khủng hoảng thị trường tiền điện tử có liên quan đến Alameda – FTX. Mặt khác, TRX đã giảm khoảng 12% so với định giá của nó trong cùng thời kỳ, giao dịch ở mức khoảng 0.05 USD vào ngày 10/11.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.