Chính quyền tổng thống Mỹ Biden đã thúc giục Quốc hội đẩy nhanh việc triển khai khuôn khổ pháp lý cho tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số khi Liên hợp quốc cảnh báo về một cuộc suy thoái toàn cầu do FED gây ra.
Nội dung bài viết
Yêu cầu đẩy nhanh triển khai khung pháp lý cho tiền điện tử
Vào ngày 3 tháng 10, Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành một báo cáo kêu gọi các nhà lập pháp đi đến một thỏa thuận về việc điều chỉnh thị trường giao ngay tiền điện tử. Các quan chức tham gia cuộc họp Quốc hội cho biết họ vẫn còn vài tháng nữa để thông qua luật, điều này có nghĩa rằng chưa chắc khung pháp lý sẽ được đưa ra trong năm nay.
Bài báo cáo dài 124 trang về tài sản kỹ thuật số được thực hiện theo Sắc lệnh “Đảm bảo sự phát triển có trách nhiệm của tài sản kỹ thuật số” ngày 9 tháng 3 năm 2022 của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, chỉ ra 4 vấn đề chính.
Cả Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đều đang tranh giành quyền quản lý tài sản kỹ thuật số, tuy nhiên nếu các cơ quan này muốn phân loại chúng là chứng khoán, đây sẽ là một bước lùi rất lớn cho tiền điện tử.
Cảnh báo suy thoái từ LHQ
Việc thúc đẩy quy định được đưa ra khi một báo cáo của Liên hợp quốc tuyên bố chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương có thể gây ra suy thoái toàn cầu.
Vào ngày 3 tháng 10, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã đưa ra một báo cáo cho biết tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm lại 2,5% vào năm 2022 và giảm xuống 2,2% vào năm 2023. Điều này sẽ khiến thế giới mất khoảng 17 nghìn tỷ đô la, với các nước đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Việc tăng lãi suất của Hoa Kỳ đang ảnh hưởng nặng nề nhất đến các hộ gia đình nghèo và các nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Khoảng 90 quốc gia đang phát triển đã chứng kiến đồng tiền quốc gia suy yếu so với đồng đô la trong năm nay, với một phần ba trong số đó bị mất giá hơn 10%
Các loại tiền tệ trở nên suy yếu đồng nghĩa với việc là thị trường sẽ có ít tiền hơn để đầu tư, bao gồm cả tiền điện tử. Mặt khác, fiat không thành công có thể dẫn đến việc dòng tiền đổ dần sang tài sản tiền điện tử như một hàng rào chống lại lạm phát.
Tốt cho nước Mỹ, xấu cho thế giới
Đồng đô la mạnh làm gia tăng thêm chi phí sinh hoạt, khủng hoảng lương thực và năng lượng vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu ở các nước đang phát triển. Theo dự báo tài chính, với đợt tăng lãi suất vào 2022, Hoa Kỳ đã gián tiếp cắt giảm 360 tỷ đô la thu nhập của các quốc gia này.
Báo cáo kết luận rằng các tập đoàn đa quốc gia lớn với sức mạnh thị trường đáng kể “dường như đã tận dụng bối cảnh hiện tại một cách thái quá để tăng giá nhằm tăng lợi nhuận,” với cái giá của các quốc gia nghèo nhất thế giới.
Quang Ngo là một tech content creator với nền tảng về Data Science và AI. Bắt đầu tìm hiểu về công nghệ blockchain và tiền điện tử từ 2022, hiện Quang Ngo nghiên cứu về một số ứng dụng của blockchain trong mảng dữ liệu tài chính và mua sắm, đồng thời đảm nhận biên soạn các bài viết chia sẻ kiến thức về các kỹ thuật và công nghệ trong blockchain, cũng như cập nhật các thông tin HOT trên thị trường dưới góc nhìn của một người am hiểu về tiền điện tử và blockchain