Chỉ số DXY đang ở mức cao nhất trong hơn 20 năm qua và động thái này có thể dẫn đến các tác động tiêu cực cho thị trường tiền điện tử.
Nội dung bài viết
BTC giảm do DXY tăng mạnh
So với đồng đô la, Bitcoin (BTC) đang cho thấy sự yếu thế hơn ở thời điểm Fiahub viết bài này. Chỉ số đô la (DXY), một công cụ tài chính đo lường giá của đô la Mỹ so với một rổ tiền tệ khác. Hiện nó đã đạt mức cao nhất trong 20 năm qua vào thứ 6 vừa rồi. Đồng đô la tăng cao đồng nghĩa với việc các loại tiền tệ và tài sản rủi ro khác trên thế giới thấp hơn. Theo ghi nhận từ Fiahub, chỉ số DXY đã đạt đỉnh 112.8 vào sáng thứ 6.
Thị trường tiền điện tử đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng trong những tuần gần đây do sức mạnh mới của đồng bạc xanh. Vào tháng 8, Bitcoin đã có một đợt phục hồi ngắn lên 25,200 USD khi đồng đô la giảm xuống mức cao nhất trong tháng 7. Tuy nhiên, kể từ đó, tài sản tiền điện tử đã bị đè bẹp dưới sức nặng của đồng đô la đang tăng giá. Bitcoin hiện được điều chỉnh mạnh xuống dưới 20,000 USD trong khi đồng đô la tiếp tục tăng. Tại thời điểm viết bài, BTC đang giao dịch ở mức khoảng 18,810 USD.
Phần lớn hành động giá của đồng đô la như hiện tại có thể bắt nguồn từ việc tăng lãi suất từ FED hôm 22/9 vừa qua. Bởi lẽ, khi FED tăng lãi suất để chống lạm phát, nó sẽ thắt chặt tính thanh khoản của đồng đô la Mỹ. Điều này sẽ giúp giảm lạm phát bằng cách làm cho việc vay tiền trở nên đắt đỏ hơn, do đó làm giảm nhu cầu trên thị trường. Tuy nhiên, một tác dụng phụ của động thái này từ FED đã “vô tình” làm cho đồng đô la trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn hơn nhiều, thậm chí có thể hấp dẫn hơn cả Bitcoin ở thời điểm hiện tại.
Sự thắt chặt thanh khoản của đồng đô la có nghĩa là những người tham gia thị trường có ít tiền mặt hơn để đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn như tiền điện tử và cổ phiếu. Đổi lại, điều này làm giảm nhu cầu, khiến giá tài sản rủi ro giảm xuống. Ngoài ra, như thông báo trước đó của FED, cơ quan này cũng đã ngừng mua trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ như một trong những biện pháp khác của chính sách thắt chặt. Điều này đã khiến lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ tăng lên, giúp giá trị của đồng đô la cũng tăng theo khi nhiều nhà đầu tư dùng đô la để mua trái phiếu này hơn.
Đồng đô la còn mạnh, tiền điện tử khó bùng nổ
Như Fiahub đã chia sẻ ở trên, các tài sản có tính rủi ro cao như tiền điện tử và chứng khoán chịu áp lực nặng nề trước sự tăng vọt của đồng đô la Mỹ. Khi FED bắt đầu tăng lãi suất để chống lạm phát trước các quốc gia khác và ngày càng quyết liệt về quy mô, thanh khoản từ nền kinh tế toàn cầu đang chảy vào đô la Mỹ với tốc độ kỷ lục. Như vậy, có vẻ như giả thuyết đồng đô la sẽ hút thanh khoản từ các loại tiền tệ và quốc gia khác trên toàn thế giới bất cứ khi nào FED ngừng in tiền do vị trí của nó là tiền tệ dự trữ của thế giới.
Kể từ khi ngân hàng dự trữ của Hoa Kỳ tạm dừng việc bơm tiền ra thị trường và bắt đầu thắt chặt thanh khoản vào tháng 3, giả thuyết này dường như đang phát huy tác dụng. Đồn tiền có tỷ trọng lớn nhất so với đồng đô la trong DXY là Euro cung đã giảm mạnh trong suốt năm 2022. Thậm chí, gần đây tỷ giá đồng Euro so với đô la đã chạm mức thấp nhất trong 20 năm là 0.9780 so với đồng đô la.
Các loại tiền tệ khác trên thế giới cũng không khả quan hơn. Đồng yên Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong 24 năm vào thứ 5, khiến Chính phủ can thiệp để hỗ trợ đồng tiền này. Trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu đã phản ứng với việc đồng Euro suy yếu bằng cách tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho đến nay vẫn chưa có động thái tương tự. Có thể quốc gia này đang tích cực vào kiểm soát đường cong lợi suất, giữ lãi suất ở mức -0.1% trong khi mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm không giới hạn để giữ lợi suất ở mức mục tiêu 0.25%.
Khi mọi thứ diễn ra, ngày càng có vẻ khó khăn cho các tài sản như tiền điện tử để tìm thấy sức mạnh trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu mà các nhà đầu tư có thể nhận ra có thể cho thấy sự kết thúc của sự thống trị của đồng đô la và các tác động trực tiếp của nó. Cụ thể:
- Nếu dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng của tháng tới ghi nhận mức giảm đáng kể, các nhà đầu tư có thể chuyển sang các tài sản rủi ro hơn với hy vọng rằng FED sẽ kiềm chế việc tăng lãi suất.
- Ở một góc nhìn khác, một giải pháp cho Chiến tranh Nga-Ukraine hiện tại có thể giúp giảm bớt cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu bằng cách giảm chi phí dầu khí.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, sự tăng giá của đồng đô la không có bất kỳ dấu hiệu chậm lại nào. Và đương nhiên, điều đó có thể khiến tiền điện tử bị khó có thể bật tăng trong thời gian tới.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.