Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã thay đổi lập trường của mình liên quan đến việc phát hành tiền điện tử mới trong nước thông qua các đợt phát hành coin lần đầu tiên (ICO) sau nhiều năm cấm phương thức này.
Hàn Quốc đã bắt đầu cấm ICO tiền điện tử từ tháng 10/2017, vì vậy hầu hết các tổ chức tại quốc gia này đã thành lập công ty ở nước ngoài để phát hành tài sản tiền điện tử mới và sau đó niêm yết chúng trên các sàn giao dịch trong nước. Nhưng với Đạo luật khung tài sản kỹ thuật số được đề xuất mới đây sẽ mở ra sự rõ ràng trong lĩnh vực này, sẽ có tổ chức đứng ra giám sát và cấp phép ICO các loại tài sản kỹ thuật số được phép giao dịch, như tiền điện tử.
Điều đáng nói là quy định được đề xuất sẽ mở ra sự rõ ràng trong lĩnh vực này, vì trước đây, hầu hết các tổ chức trong nước đã thành lập công ty ở nước ngoài để phát hành tài sản tiền điện tử mới và sau đó niêm yết chúng trên các sàn giao dịch trong nước .
“Trong tương lai, khi Đạo luật khung về tài sản kỹ thuật số được ban hành, cần thiết cho phép ICO các tài sản mã hóa trong nước về mặt thể chế. Ngoài ra việc tạo nên một cơ chế bảo vệ sự hiệu quả nó cũng được mong đợi ”, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc cho biết.
Cơ quan quản lý nhấn mạnh rằng mục đích của quy định là bảo vệ người tiêu dùng và tăng cường tính minh bạch của các giao dịch liên quan đến tiền điện tử. Tuy nhiên, BOK cũng lưu ý rằng các quy định không nên hạn chế sự đổi mới trong lĩnh vực blockchain.
BOK nói thêm: “Cần phải có một cách tiếp cận cân bằng để thúc đẩy một thị trường lành mạnh thông qua việc giới thiệu hệ thống quản lý tài sản tiền điện tử, từ đó thúc đẩy sự đổi mới của blockchain và tài sản tiền điện tử mà không có sự cản trở phát triển của các ngành liên quan do quy định quá mức”.
Các đề xuất quy định được đưa ra vài tháng sau sự cố hệ sinh thái Terra (LUNA) sụp đổ gây tranh cãi, một vấn đề mà các nhà chức trách nước này vẫn đang điều tra do có quá nhiều tổ chức/cá nhân gửi đơn kiện dự án này. Đáng chú ý, BOK khuyến nghị rằng các quy định đối với stablecoin theo Đạo luật thị trường tài sản tiền điện tử của Liên minh Châu Âu (MiCA) cần được làm phức tạp hơn nữa.
Sau khi Terraform Labs sụp đổ, Hàn Quốc đã thành lập Ủy ban tài sản kỹ thuật số có nhiệm vụ tạo ra các quy định và giám sát lĩnh vực tiền điện tử cho đến khi cơ quan chính phủ thích hợp được thành lập theo Đạo luật khung tài sản kỹ thuật số. Theo BOK, những vấn đề này nên được xử lý bởi ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý tiền tệ.
Quang Ngo là một tech content creator với nền tảng về Data Science và AI. Bắt đầu tìm hiểu về công nghệ blockchain và tiền điện tử từ 2022, hiện Quang Ngo nghiên cứu về một số ứng dụng của blockchain trong mảng dữ liệu tài chính và mua sắm, đồng thời đảm nhận biên soạn các bài viết chia sẻ kiến thức về các kỹ thuật và công nghệ trong blockchain, cũng như cập nhật các thông tin HOT trên thị trường dưới góc nhìn của một người am hiểu về tiền điện tử và blockchain