Dữ liệu cập nhật từ ngày 30/5 – 05/6.
Nội dung bài viết
Realized and market cap
Vốn hóa thị trường (MC) được tính bằng cách nhân tổng số Bitcoin (BTC) hiện có với giá hiện tại. Còn realized cap (RC) cũng tương tự cách tính trên nhưng thay vì sử dụng giá hiện tại, nó sử dụng giá tại thời điểm Bitcoin di chuyển lần cuối. Cách đo lường này giúp đánh giá chính xác hơn giá trị hiện tại của BTC. Một trong những điều quan trọng của realized cap là nó đo lường được sự mất giá của các đồng tiền đã không di chuyển trong một thời gian dài hoặc những đồng tiền bị mất đi.
- Trong thị trường tăng giá, RC thường tăng nhanh. Đơn giản vì các đồng tiền không được di chuyển trong một thời gian dài sẽ được giao dịch để kiếm lợi nhuận.
- Ngược lại, nó cũng sẽ giảm trong thị trường giá xuống khi các nhà đầu tư bán thua lỗ.
Dựa theo dữ liệu lịch sử:
- RC đã tăng với tốc độ nhanh chóng trong khoảng thời gian từ tháng 11/2020 đến tháng 5/2021. Sau đó, nó bắt đầu một xu hướng tăng khác tiếp tục cho đến tháng 11/2021. Sự dịch chuyển lần này có phần diễn ra từ từ hơn nhiều so với trước đó.
- RC đạt mức cao nhất mọi thời đại là 466 tỷ USD vào ngày 25/3/2022. Vào thời điểm đó, BTC đang giao dịch ở mức 47,000 USD. Bài đọc này cho thấy rằng các nhà đầu tư đã không chốt lời gần với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 11/2021, thay vào đó họ chờ đợi sự sụt giảm và phục hồi sau đó để làm như vậy.
Kết quả là, trong khi giá BTC đã giảm hơn 50% kể từ mức cao nhất mọi thời đại, thì realized cap đã giảm dưới 10%.
Vì MC sử dụng giá hiện tại thay vì thời gian mà những đồng Bitcoin di chuyển lần cuối, nên chuyển động của nó bắt chước giá BTC. Vốn hóa thị trường hiện là 558 tỷ USD.
Tiếp tục quan sát 2 chỉ số này, chúng ta thấy một vài tín hiệu thú vị sau đây.
- Kể từ năm 2017, chỉ có hai giai đoạn mà MC (xanh nhạt) giảm xuống dưới mức RC (màu tím). Nó xảy ra vào tháng 12/2019 và tháng 3/2020 (vòng tròn đen). Do đó, có thể nói rằng các đáy thị trường được hình thành khi MC giảm xuống dưới mức RC.
- Có sự tương đồng giữa khoảng thời gian dẫn đến đáy tháng 1/2019 và thời điểm hiện tại.
- Sau một chuyển động đi lên liên tục, MC đã vượt lên trên RC trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9/2018, đạt đến ba mức đáy ngay trên nó. Sau đó, nó giảm xuống dưới trước khi chạm đáy.
Hiện tại, sau một xu hướng tăng liên tục, MC đã đạt đến hai đáy ngay trên mức RC. Nếu lịch sử trước đó được lặp lại, nó sẽ cho thấy rằng sự sụt giảm dưới mức MC có thể xảy ra. Đây có thể là một tín hiệu cho thấy mức đáy đã đạt đến.
Bitcoin SOPR
SOPR là một chỉ báo on-chain cho biết thị trường đang ở trạng thái lãi hay lỗ.
- SOPR trên 1 (đường màu đen) cho thấy thị trường đang có lợi nhuận.
- Trong khi SOPR dưới 1 cho thấy lỗ.
Một đặc điểm của xu hướng tăng giá là SOPR bật lên tại mức 1 và không giảm xuống dưới đường đó.
Điều này có thể nhìn thấy trong thị trường tăng trưởng 2016-2018 khi chỉ báo bật lên ở mức 1 bốn lần (vòng tròn đen) sau khi bứt phá. Sau đó, nó bước vào thời kỳ mà SOPR di chuyển tự do trên và dưới mức 1 trong gần một năm (hình chữ nhật màu đen). Đây là dấu hiệu của một xu hướng chưa được xác định. Tuy nhiên, khi nó diễn ra sau một đợt tăng giá bền vững như vậy, điều đó thường có nghĩa là xu hướng tăng giá đã kết thúc.
Giai đoạn này kết thúc vào tháng 12/2018, trong đó SOPR giảm xuống mức 0.86 (vòng tròn màu đỏ). BTC đã bắt đầu một xu hướng tăng giá mới sau đó.
Theo chỉ báo on-chain SOPR, chu kỳ tăng giá hiện tại ngắn hơn nhiều, vì chỉ báo này chỉ bật lên hai lần tại mức 1 (vòng tròn đen). Kể từ tháng 5/2021, nó đã di chuyển tự do trên và dưới mức 1, tương tự như cách nó đã làm vào năm 2018. Tuy nhiên, không có dấu hiệu tương tự với thời điểm tháng 12/2018. Do đó, có thể sẽ vẫn có một biến động nữa xảy ra trước khi đến đáy.
Tỷ lệ RHODL
Tỷ lệ RHODL là một chỉ báo on-chain được tạo ra bằng cách lấy tỷ số giữa dải sóng HODL 1 tuần và 1-2 năm. Giá trị trên 50,000 (được đánh dấu màu đỏ) cho thấy rằng một tỷ lệ phần trăm đáng kể của nguồn cung BTC được nắm giữ bởi những người nắm giữ ngắn hạn (STH). Về mặt lịch sử, những giá trị này trùng khớp với đỉnh thị trường của các năm 2013 và 2017.
Đó không phải là trường hợp hiện tại, vì sóng HODL dài hạn hiện đang ở gần mức cao nhất mọi thời đại. Tỷ lệ RHODL hiện ở mức 617, cao hơn mức 300, vùng mà các đáy trước đó (vòng tròn đen) đã đạt đến tỷ lệ này.
Tương tự như biểu đồ SOPR, điều này cho thấy rằng một sự kiện đầu cơ vẫn có thể xảy ra trước khi chạm đáy. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng như vậy, vì mức đáy của tháng 3/2020 đã đạt tới ở tỷ lệ 1,100 (vòng tròn màu đỏ).
Short time holder & Long time holder
Trong các thị trường tăng giá, những người nắm giữ dài hạn (LTH) bán BTC của họ. Họ nhận ra lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và thường loại bỏ hầu hết tài sản của họ ở đỉnh của thị trường tăng giá. Ngược lại, những người nắm giữ ngắn hạn (STH), họ bán bớt BTC của mình trong một thị trường giá xuống, tạo điều kiện cho những LTH tích lũy thêm trong suốt giai đoạn này. Trong khi đó, vào thời điểm giá tăng, họ lại mua vào vì cho rằng xu hướng tăng sẽ tiếp tục. Họ có xu hướng tích lũy nhiều ở đỉnh điểm của thị trường tăng giá thay vì tích lũy ở đáy của thị trường giá xuống.
Tỷ lệ giữa STH và LTH cho chúng ta thấy một vài con số thú vị thông qua biểu đồ dưới đây. Nó là một biểu đồ về lượng cung luân chuyển được nắm giữ bởi những LTH và STH là lãi hay lỗ.
Trong các thị trường gấu trước đó vào năm 2014-2015 và 2018 và sự sụp đổ của năm 2020, việc đạt được vùng xanh có liên quan đến quá trình BTC chạm đáy. Vùng màu xanh lá cây nằm trong phạm vi 0.25-0.28 và ở vùng đó phần lớn nguồn cung của Bitcoin (hơn 70%) vẫn nằm trong tay những người nắm giữ dài hạn. Nhà phân tích StackSmartly đã nhận xét rằng đây là dấu hiệu tốt cho Bitcoin.
Cost basis
Một chỉ báo khác giúp ước tính giai đoạn của thị trường gấu đối với Bitcoin là cost basis cho STH và LTH. Theo thuật ngữ tài chính, cost basis được sử dụng để xác định xem một khoản đầu tư có sinh lời hay không. Cost basis giúp tính toán lãi hoặc lỗ, là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
Nhìn vào các chỉ số on-chain tính toán cost basis cho STH & LTH, chúng ta thấy hai giá trị khác nhau.
- Đối với LTH, cost basis hiện tại (đường màu xanh lá cây) là khoảng 22,000 USD. Điều này có nghĩa là bất chấp sự sụt giảm liên tục, những người nắm giữ dài hạn vẫn đang kiếm lời trên thị trường.
- Ngược lại, đối với những STH, cost basis (đường màu cam) chỉ dưới 40,000 USD ngày hôm nay. Điều này ngụ ý rằng họ đang ghi nhận một khoản lỗ, vì số tiền họ nắm giữ thấp hơn giá mua.
STH-LTH cost basis ratio
STH-LTH cost basis ratio được tính bằng tỷ số giữa giá thực tế (realized) của LTH và STH. Về mặt lịch sử, khi đường STH màu cam cắt bên dưới đường LTH màu xanh lá cây, STH-LTH cost basis ratio xác định các cơ hội tốt nhất để mua Bitcoin (các khu vực màu xanh lá cây và xanh lam). Trong tình hình thị trường hiện tại, với giá BTC gần 30,000 USD, hai đường vẫn chưa cắt nhau và STH-LTH cost basis ratio vẫn chưa giảm xuống mức thấp trong lịch sử. Điều này cho thấy rằng giá BTC cần có khả năng giảm xuống mức thấp hơn để lặp lại các điều kiện từ cuối các thị trường gấu trước đó.
Lời kết
Về cơ bản, phần lớn các chỉ số on-chain đều cho thấy rằng Bitcoin sẽ cần một đợt điều chỉnh nữa trước khi chạm mức đáy như trong các thời điểm lịch sử trước đó. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý là ngữ cảnh ở các thời điểm trong lịch sử và hiện tại đã có nhiều thay đổi. Điều này có nghĩa là Bitcoin có khả năng sẽ tạo ra những diễn biến khác so với những gì mà nó đã thể hiện trong quá khứ. Do đó, các nhà đầu tư nên kết hợp với các diễn biến cũng như tin tức thị trường hiện tại để đưa ra những quyết định phù hợp nhất.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.