Khi giá Bitcoin (BTC) đột ngột rớt giá mạnh, chỉ số Tham lam và Sợ hãi đã cho thấy mức sợ hãi tột độ đang trở lại và bao phủ thị trường.
Với việc Bitcoin tiếp tục mất giá, chỉ số Sợ hãi và Tham lam một lần nữa lại rơi vào vùng sợ hãi tột độ. Trên thực tế, chỉ số này đã không rơi vào trạng thái tồi tệ như vậy kể từ cuối tháng 1, khi giá BTC giảm xuống chỉ còn khoảng 33,000 USD.
Kể từ cuối tháng 3, thị trường đã có một sự điều chỉnh đáng kể. Bitcoin đã đạt gần 50,000 USD vào thời điểm đó. Tuy nhiên, giá đã không tiếp tục giữ vững được ở mức này và bắt đầu mất giá dần dần. Chỉ riêng trong tháng 4, BTC chứng kiến một mức sụt giảm lớn, mất hơn 10,000 USD giá trị và đóng nến tháng tư ở mức dưới 40,000 USD.
Bước sang những ngày đầu của tháng Năm, có vẻ như mọi thứ vẫn không quá suôn sẻ, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Bitcoin đã tăng lên mức 40,000 USD sau cuộc họp FOMC mới nhất của FED. Tại cuộc họp lần này, FED cho biết họ sẽ tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản thay vì 25 như hồi tháng 3. Đáng tiếc là động thái tăng giá lần này chỉ duy trì được trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi.
Ngay sau đó, giá Bitcoin đã giảm mạnh xuống dưới 36,000 USD và tình hình trở nên tồi tệ hơn trong 24 giờ qua khi giá tiếp tục lao dốc. Giá đã xuống mức giá thấp nhất kể từ cuối tháng 1 là khoảng 34,000 USD.
Sự sụp đổ giá dữ dội này đã dẫn đến sự thay đổi trong tâm lý thị trường nói chung, được thể hiện bằng chỉ số Bitcoin Fear and Green. Bằng cách kiểm tra các bài đăng trên mạng xã hội, các cuộc khảo sát, sự biến động, khối lượng giao dịch,… nó xác định tâm lý chung của thị trường đối với loại tài sản này tại thời điểm đó. Số liệu này hiển thị dải kết quả từ 0 (cực kỳ sợ hãi) đến 100 (cực kỳ tham lam).
Nó đã nằm trong vùng sợ hãi kể từ giữa tháng 4, nhưng đợt giảm giá mới nhất đã khiến nó giảm tiếp một bậc, xuống mức cực kỳ sợ hãi. Trên thực tế, chỉ số đang ở vị trí thấp nhất kể từ đợt giảm cuối tháng 1 nói trên.
Mỗi khi có các sự kiện bán tháo xảy ra, các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường là những người theo xu hướng phản ứng theo cảm xúc hơn. Điều đó có nghĩa là họ thường cắt lỗ và bán tài sản của mình để đảm bảo không bị thiệt hại quá nhiều trong các đợt giảm giá.
Theo ghi nhận của Fiahub thông qua công cụ CryptoQuant, các dữ liệu on-chain đã chỉ ra rằng ở thời điểm hiện tại, đã có sự dịch chuyển trong việc bán tháo Bitcoin. Số lượng những nhà đầu tư lớn và cá voi gửi từ 10 đến 10,000 BTC đến các sàn giao dịch nhiều hơn đáng kể so với các nhà đầu tư nhỏ hơn gửi từ 0,01 BTC đến 10 BTC.
Do đó, dựa theo chỉ số on-chain này của CryptoQuant kết luận rằng một bộ phận cá voi có thể có đã thực hiện bán tháo thời gian gần đây. Họ có thể đã mở vị thế trên thị trường chứng khoán và giảm các tài sản rủi ro để đảm bảo vị trí của họ trên cổ phiếu.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.