Bitcoin Cash (BCH) là một mạng lưới blockchain sử dụng PoW. Nó được hình thành thông qua một đợt hard fork của mạng blockchain Bitcoin và từ đó đã phát triển cộng đồng của riêng.
Nội dung bài viết
Lịch sử của Bitcoin Cash
Khối Bitcoin đầu tiên, khối genesis, chính thức được khai thác vào ngày 3/1/2009. Mặc dù so với thời điểm đó, Bitcoin hiện tại đã và đang trở thành một loại tài sản đáng giá với vốn hóa vượt qua các công ty hàng đầu tại Mỹ như Berkshire Harthaway hay Facebook…Tuy nhiên, Bitcoin vẫn gặp phải các vấn đề về khả năng mở rộng và thời gian giao dịch lâu. Đây là lúc Bitcoin Cash phát huy tác dụng.
Ý tưởng về Bitcoin Cash xuất hiện vào năm 2017 như một giải pháp cho các vấn đề về tốc độ giao dịch của Bitcoin. Đó là một đợt hard fork của chuỗi khối Bitcoin, trong trường hợp này là khối 478,558. Khối đó làm mất hiệu lực của tất cả các khối trước đó, yêu cầu các node phải nâng cấp lên chuỗi mới để tiếp tục sử dụng.
Về cơ bản, chúng ta có thể hình dung đây giống như một bản cập nhật phần mềm, qua đó mạng trước đó hoạt động theo hướng tách biệt với mạng mới. Trong trường hợp này, mạng trước đó là Bitcoin và mạng mới được tạo ra là Bitcoin Cash.
Fork được quyết định bởi nhiều thợ đào (miner) và nhà phát triển khác nhau trong mạng Bitcoin. Điểm chung của những người này là đều hi vọng sẽ khắc phục được những hạn chế mà mạng Bitcoin đang gặp phải. Thời điểm đó, người ta tin rằng Bitcoin sẽ được sử dụng cho các giao dịch kỹ thuật số thay vì như một kho lưu trữ giá trị như hiện tại. Nhưng với tốc độ và khả năng mở rộng kém như vậy, làm thế nào để Bitcoin có thể hiện thực hóa được ý tưởng đó?
Mặc dù Bitcoin Cash đã phần nào giải quyết được những hạn chế của Bitcoin nhưng đổi lại nó cũng gặp phải những vấn đề riêng. Lấy ví dụ, Bitcoin Cash có kích thước khối lớn hơn, đòi hỏi quá trình khai thác phức tạp hơn. Điều này có thể khiến loại bỏ đi các thợ đào và không cần nhiều sức mạnh máy tính. Nhưng ở một góc nhìn khác, cách làm này có thể tập trung nền tảng giữa những người khai thác nổi bật nhất và vô tình nó đánh mất đi tính phi tập trung vốn có.
Điều thú vị là Bitcoin Cash cuối cùng đã có các nhánh riêng: Bitcoin Cash ABC (BCHA) và Bitcoin SV (BSV).
- Bitcoin Cash ABC (BCHA): Loại tiền này tương tự như Bitcoin Cash ban đầu, chỉ có một số điểm khác biệt. Nó tái đầu tư 8% của mỗi phần thưởng khối vào việc đổi mới mạng, đóng vai trò như một loại lương cho các nhà phát triển mã nguồn mở. Bitcoin Cash chỉ nhận các khoản đóng góp, vì vậy theo một cách nào đó, Bitcoin Cash ABC tập trung vào nhà phát triển hơn.
- Bitcoin SV: Còn được gọi là Bitcoin Satoshi Vision. Trọng tâm của Bitcoin SV là đảm bảo sự ổn định bằng cách cung cấp kích thước khối thậm chí còn lớn hơn Bitcoin Cash, đề xuất một bước nhảy đáng kể lên 128 megabyte. Tuy nhiên, cuối cùng người ta đã quyết định rằng không nên có giới hạn cho đến khi hàng tỷ giao dịch được thực hiện.
Trong khi một số người trong cộng đồng tiền điện tử đặt câu hỏi về giá trị của nó, mạng Bitcoin Cash đã đạt được một số cột mốc đáng chú ý. Nó đã đạt hơn 9,000 giao dịch mỗi giây (TPS).
Bitcoin Cash hoạt động như thế nào?
Ở cấp độ kỹ thuật, Bitcoin Cash hoạt động giống hệt như Bitcoin. Cả Bitcoin Cash và Bitcoin đều có giới hạn cứng là 21 triệu đồng. Chúng sử dụng các node để xác thực giao dịch và sử dụng thuật toán đồng thuận PoW. Nếu như đối với Bitcoin, các thợ đào xác thực giao dịch được thưởng bằng BTC thì với Bitcoin Cash, phần thưởng là BCH.
Bitcoin Cash được giải quyết bằng cách sử dụng kích thước khối lớn hơn (lớn hơn 4 – 8 lần so với BTC) để xử lý giao dịch nhanh hơn. Các giao dịch này đủ nhanh để bạn có thể thực hiện giao dịch mua bán lẻ nhanh chóng với BCH (như một tách cà phê).
Do đó, BCH và BTC thực hiện các vai trò khác nhau. Không phải mọi loại tiền điện tử đều là một kho lưu trữ giá trị và không phải mọi loại tiền điện tử đều cần xử lý dữ liệu nhanh chóng để hoạt động giống như một giao dịch thẻ tín dụng. Cuối cùng, BCH hoạt động nhanh hơn và có phí giao dịch thấp hơn so với người tiền nhiệm của nó, nhờ kích thước khối lớn hơn. Nó phù hợp hơn nhiều cho các giao dịch nhỏ hơn, chẳng hạn như mua một tách cà phê bằng tiền điện tử. Mặt khác, Bitcoin Cash hỗ trợ các hợp đồng và ứng dụng thông minh như CashShuffle và CashFusion.
Ai đã tạo ra Bitcoin Cash?
Như Fiahub đã chia sẻ ở trên, việc ra mắt của Bitcoin Cash được bắt nguồn từ một nhóm các nhà phát triển trên mạng lưới. Họ muốn giải quyết nhanh chóng các vấn đề mà BTC đang gặp phải ngày nay. Roger Ver là người đi đầu ủng hộ sự ra đời của Bitcoin Cash. Anh là một người yêu thích tiền điện tử và cũng đã đầu tư hàng triệu USD vào các dự án tiền điện tử khác nhau.
Sự khác biệt giữa Bitcoin & Bitcoin Cash
Bitcoin và Bitcoin Cash khác biệt rõ ràng nhất trong cách tiếp cận của chúng đối với triết lý thiết kế tổng thể. Các nhà phát triển Bitcoin Cash thường coi các khoản thanh toán của người tiêu dùng là cần thiết hơn để tăng giá trị của BCH trong ngắn hạn. Và vì vậy người dùng có thể thấy BCH phù hợp hơn với việc chi tiêu trực tuyến.
Tính năng đáng chú ý nhất của Bitcoin Cash là các khối trong chuỗi khối của nó có thể lớn hơn, cho phép nó xử lý nhiều giao dịch hơn mỗi khi một khối được thêm vào. Bản thân Bitcoin Cash có thể hỗ trợ 25,000 giao dịch trên mỗi khối so với mức 1,000 đến 1,500 giao dịch trên mỗi khối của Bitcoin nhờ sự gia tăng kích thước khối từ 1MB lên 8MB. Không gian bổ sung cho phép người dùng tránh các khoản phí sử dụng trên Bitcoin để xác định mức độ ưu tiên trong thời điểm nhu cầu cao.
Tuy nhiên, việc tăng kích thước khối cũng có nghĩa là người dùng Bitcoin Cash có thể gặp khó khăn khi tải xuống bản sao blockchain của chính họ. Khi các khối lớn hơn, việc lưu trữ và kiểm tra bản ghi này có thể tốn kém hơn. Người dùng Bitcoin Cash cũng có thể phải nâng cấp phần mềm của họ thường xuyên hơn. Khi các nhà phát triển của Bitcoin Cash thêm và thay đổi các tính năng với tốc độ nhanh hơn, có nhiều khả năng một số tính năng có thể bị mạng từ chối.
Sàn giao dịch, ví lưu trữ BCH
- Sàn giao dịch: Theo dữ liệu Fiahub ghi nhận từ CoinGecko, người dùng có thể mua và sở hữu BCH thông qua một số sàn CEX như Binance, Houbi… hoặc một số sàn DEX như Hoặc tại Việt Nam, Fiahub cũng hỗ trợ niêm yết và giao dịch BCH. Người dùng quan tâm có thể tạo tài khoản và giao dịch mua/bán BCH trên Fiahub tại đây.
- Ví lưu trữ: Hiện tại Fiahub cũng hỗ trợ người dùng lưu trữ BCH ngay trên ví sàn để tiện cho các hoạt động giao dịch. Ngoài ra, đối với những người dùng có mục đích lưu trữ BCH lâu dài có thể lựa chọn một số loại ví di động như Trust Wallet…
Tương lai của Bitcoin Cash
Bằng cách hướng đến việc giải quyết nhu cầu thanh toán của người dùng, bản thân Bitcoin Cash cũng đã có được những thành tựu riêng của mình. Nhờ ưu điểm của một mạng rẻ hơn, nhanh hơn, BCH đã và đang vượt trội hơn hẳn so với người tiền nhiệm của mình.
Tuy nhiên, Bitcoin Cash đang cạnh tranh với các dự án tương tự, chủ yếu là Litecoin (LTC). Điều đó nói rằng, các đặc điểm của Litecoin khác với Bitcoin Cash và nó mang lại những ưu và nhược điểm riêng. Liệu người dùng có thích mua và giữ BTC như một giải pháp thay thế cho vàng và tiền mặt hay không? Hoặc họ sẽ thích mua và sử dụng BCH thay thế cho thẻ tín dụng hoặc PayPal? Mỗi cách tiếp cận khác nhau sẽ mang đến những công dụng khác nhau của từng loại tiền điện tử này.
Hi vọng thông qua bài viết này, độc giả của Fiahub đã phần nào hiểu rõ hơn về dự án này. Đừng quên chia sẻ nó nếu như bạn thấy hay và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo nhé.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.