Nội dung bài viết
Phân Tích Kỹ Thuậ t Là Gì?
Phân Tích Kỹ Thuật (Technical Analysis – TA), thường được áp dụng như biểu đồ, nó là một trong các loại phân tích để dự báo xu hướng thị trường sắp tới diễn ra như thế nào dựa vào biến động giá và dữ liệu khối lượng giao dịch. TA được ứng dụng cực kỳ hiệu quả trong cổ phiếu hay các loại tài sản tài chính khác, nhưng đối với thị trường tiền điện tử thì nó lại là một phần không thể tách rời.
Trái ngược với phân tích cơ bản (fundamental analysis – FA), được coi là phân tích các yếu tố xung quanh giá của tài sản, TA hoàn toàn tập trung vào lịch sử biến động giá. Vì thế nó được biểu diễn như là tool để kiểm tra sự giao động về giá và khối lượng, và nhiều trader (người giao dịch) triển khai nó để xác định xu hướng, cơ hội kiếm lời.
Trong khi các kỹ thuật phân tích đã được sử dụng rất sớm vào thế kỷ 17 tại Amsterdam và 18 tại Nhật, các mô hình TA hiện đại phải kể bắt đầu từ Charles Dow, một nhà tài chính và người thành lập của tờ báo “The Wall Street Journal”, Dow được xem như là một trong những người đầu tiên biểu diễn thị trường bằng các xu hướng, tín hiệu và các chỉ báo. Ông đã tạo ra lý thuyết Dow khuyến khích phát triển hơn các kỹ thuật phân tích.
Ban đầu, các ứng dụng cơ bản của phân tích kỹ thuật dựa vào các tờ tính tay, nhưng với lợi thế về công nghệ hiện đại, ngày nay TA trở thành công cụ quan trọng và phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư và giao dịch.
Cách Phân Tích Kỹ Thuật Hoạt Động?
Rõ ràng, TA là phần nghiên cứu của các tài sản hiện tại và dự báo giá. Phần chính được dùng của TA là nó để nói lên biến động giá của tài sản không phải là ngẫu nhiên và là luôn được theo một xu hướng rõ ràng theo thời gian.
Cốt lõi của phân tích kỹ thuật, để phân tích dự báo giá cung và giá cầu của thị trường, nó đại diện cho tổng thể của thị trường. Thêm vào đó, các xu hướng trái ngược của giá bán và mua của tài sản cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lý của các người giao dịch hay nhà đầu tư.
Lưu ý rằng, TA còn có rất nhiều ảnh hưởng và thực dụng trong thị trường dưới điều kiện thông thường, với khối lượng lớn và thanh khoản cao. Các thị trường có khối lượng lớn ít bị thao túng giá và các tác động bên ngoài có thể tạo ra các tín hiệu sai và khiến TA trở nên vô dụng.
Để kiểm tra và đánh giá các cơ hội tốt, các nhà giao dịch thường dùng các biểu đồ được xem như các chỉ số. Phân tích kỹ thuật chỉ ra nó có thể giúp xác định thoát xu hướng và cũng cung cấp bao quát thông tin về xu hướng, cảnh báo trong tương lai. Nhiều trader sử dụng TA như là cách để hạn chế rủi ro.
Các Chỉ Số TA Nổi Bật
Thông thường, trader triển khai TA theo nhiều cách khác nhau với các chỉ số và ma trận, biểu đồ để xác định xu hướng của thị trường, dựa vào các đồ thị và lịch sử giá. Trong nhiều chỉ số kỹ thuật, “Đường Trung Bình Động” (Simple Moving Averages – SMA) là một trong những chỉ báo được sử dụng nhiều nhất , như cái tên của nó, SMA tính toán dựa vào giá đóng của tài sản ở phiên trước. Kế đến là “Đường Trung Bình Lũy Tiến” (Exponetial Moving Average – EMA) như là một phiên bản cải tiến của SMA để tính sự trênh lệch các ngày giá tăng so với giá giảm.
Một chỉ số rất nổi bật khác là RSI (chỉ số sức mạnh tương đối), nó cũng là một phần trong nhóm các chỉ số đo độ giao động. Không giống như SMA chỉ đo các giá thay đổi, RSI còn ứng dụng công thức toán vào các định giá để xác định các khoảng, các khoảng sẽ từ 0-100.
Bollinger Bands (BB) một chỉ số cực kỳ nổi tiếng trong giới trader cổ phiếu và tiền điện tử. BB cung cấp chỉ số hỗ trợ trong 2 dải băng theo dòng chảy của đường trung bình. Nó sử dụng để chỉ ra vùng cơ hội và cảnh báo để đo lường độ giao động của thị trường.
Bên cạnh các chỉ số cơ bản và đơn giản TA, còn có các chỉ số dựa vào các chỉ số khác để tạo ra dữ liệu như MACD, chỉ số phân kỳ tạo ra bằng cách trừ 2 số liệu của EMA để tạo ra đường trug bình chính (MACD).
Dựa Vào Tín Hiệu
Trong khi các chỉ số thường được sử dụng để xác định xu hướng, thì chúng ta cũng có thể sử dụng các tín hiệu để cung cấp dự báo về tiềm năng tham gia hoặc thoát (dựa vào tín hiệu nên mua hoặc bán). Những tín hiệu này được tạo ra khi có các sự kiện đặc biệt xuất hiện trên đồ thị. Ví dụ, khi RSI giảm xuống 30 hoặc thấp hơn chỉ ra rằng thị trường đang quá bán bạn nên mua, hay ngược lại khi RSI vượt qua 70 thì nên bán
Phân tích kỹ thuật ngày càng được ứng dụng nhiều và ngày càng được sử dụng linh hoạt hơn đối với các biến động của thị trường tiền điện tử và các thị trường khác. Cũng chỉ với những công cụ trên, có người phân tích rất chính xác, có người phân tích chẳng ra gì. Tất cả chỉ nằm ở bản lĩnh của bạn !
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về “Phân tích kỹ thuật” trong thị trường tiền điện tử hãy ghé Fiahub Blog https://www.fiahub.com/blog/