Chúng ta đã nghe nhiều về cơ chế đồng thuận như bằng chứng công việc Proof of Work hay bằng chứng cổ phần Proof of Stake. Vẫn còn rất nhiều cơ chế đồng thuận khác đưa ra nhiều phương pháp thay thế trong Blockchain, một trong đó phải kể tới Proof of Authority hay PoA.
Nội dung bài viết
1. Định nghĩa
Proof of Authority hay PoA là bằng chứng uỷ quyền, một loại thuật toán đồng thuận dựa trên danh tiếng, cung cấp giải pháp thực tế và hiệu quả cho các Blockchain. Khái niệm này do cựu CTO và đồng sáng lập Ethereum là Gavin Wood đưa ra năm 2017.
Proof of Authority là dạng biến thể của cơ chế đồng thuận Proof of Stake, đề cao giá trị của danh tiếng và danh tính của người tham dự mà không dựa trên giá trị của token mà họ nắm giữ.
Mô hình PoA dựa trên số lượng người kiểm duyệt có giới hạn, giúp nó trở thành mô hình có thể dễ dàng mở rộng. Các giao dịch và khối được xác thực bởi những người tham gia đã được phê duyệt, từ đó họ đóng vai trò như người điều tiết cho hệ thống.
2. Vấn đề mà Proof of Authority giải quyết
Khi mà Proof of Work đã quá tốn kém và lỗi thời, thì Proof of Stake nổi lên như một sự lựa chọn tối ưu hơn, thay thế cho PoW. Điểm mạnh của PoS rất cụ thể:
– PoS mang tới động lực tài chính mạnh mẽ hơn cho các nhà kiểm duyệt hoạt động
– Không đòi hỏi những thiết bị chuyên dụng và nỗ lực tính toán
– Mang tới cơ hội mới cho Sharding (phân đoạn) và khả năng mở rộng cho mạng lưới Blockchain trong tương lai
Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Ethereum – mạng lưới Blockchain lớn thứ hai thị trường crypto, đang chuyển đổi từ Proof of Work sang Proof of Stake. Nhưng Proof of Stake có một vài nhược điểm:
– Proof of Stake hoạt động thông qua giả định rằng người có token có thể stake trong mạng lưới, sẽ được khuyến khích hành động vì lợi ích của mạng; nếu không thì họ có khả năng mất đi lượng token của mình.
Điều này nghĩa là giả định số lượng token của người dùng các lớn thì càng có động lực chăm sóc cho sự thành công của mạng lưới; nhưng nó lại thiếu chặt chẽ khi dù cho cổ phần tương đương nhau nhưng có thể không được người nắm giữ định giá như nhau.
Điều này là cơ hội cho Proof of Authority cải thiện. Thuật toán PoA thay vì tập trung vào giá trị kinh tế mà token mang lại thì người tham gia sẽ xác định danh tính của họ.
Nhà kiểm duyệt của hệ thống PoA là những thực thể được biết đến, họ stake chính uy tín của mình lên đầu tiên để có thể xác thực các khối. Điều này giúp loại bỏ sự cần thiết khi xem xét mức chênh lệch tiền tệ giữa những nhà kiểm duyệt và giúp cho mọi người tham dự vào mạng lưới đều có động lực làm việc cho sự thành công của mạng lưới.
3. Ưu điểm và hạn chế của PoA
PoA yêu cầu xác thực danh tính, nhưng thực tế điều này khá bất khả thi với những Blockchain công khai như Ethereum và Bitcoin vốn có hàng nghìn Validator Node. Điều này cũng là lý do mà các mạng PoA thường có ít Validator Node và khiến cho chúng ít phi tập trung hơn. Điều này cũng mang tới tác động tích cực về khả năng cung cấp thông lượng cao hơn.
Tương tự PoS, PoA không cần nỗ lực tính toán hay thiết bị chuyên dụng cao. Bên cạnh đó, các mạng PoA cũng thường chấp nhận các thực thế có uy tín lâu năm làm người xác thực của mình – nghĩa là một người bình thường khó có cơ hội.
PoA, PoW hay PoW đều có những điểm mạnh và yếu riêng. Cộng đồng tiền điện tử rất coi trọng tính phi tập trung và PoA là cơ chế đồng thuận đánh đổi sự phi tập trung để lấy khả năng mở rộng và hiệu suất cao.
Proof of Authority cũng là một cách tiếp cận thú vị không nên bỏ qua và cũng là một giải pháp Blockchain phù hợp cho những ứng dụng Blockchain không ưu tiên sự phi tập trung.
4. Những Blockchain nào đang sử dụng thuật toán PoA
Hiện nay, Exchange Chains là một hệ thống đang ứng dụng Proof of Authority và không ưu tiên khả năng phi tập trung. Thay vào đó họ cần một hệ sinh thái với khả năng mở rộng đơn giản giúp các sản giao dịch và những trường hợp ứng dụng native token của dự án diễn ra nhanh chóng.
Ngoài ra còn có các Blockchain khác như OKExChain hay HECO, Cronos… cũng ứng dụng thuật toán Proof of Authority. Đây vẫn là một thuật toán đang được phát triển và nâng cấp trong tương lai; càng là mảnh ghép không thể thiếu của khía cạnh Multi-chain.
5. Kết luận
Vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm qua những thông tin cần biết về Proof of Authority và cơ chế hoạt động của nó. Cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn. Đừng quên, mọi thắc mắc về thị trường tiền điện tử, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Sau cùng, chúc các bạn đầu tư thành công với thị trường crypto nhé!
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog