Dữ liệu cập nhật từ ngày 11/4 – 17/4.
Nội dung bài viết
Supply in Profit
Chỉ báo nguồn cung có lợi nhuận (Supply in Profit) đo lường tỷ lệ phần trăm nguồn cung Bitcoin (BTC) đang lưu thông trên thị trường hiện có lợi nhuận. Nói cách khác, chỉ báo xác định tỷ lệ phần trăm số tiền hiện có, có giá thấp hơn giá hiện tại tại thời điểm di chuyển cuối cùng. Chỉ báo on-chain này được giữ ở vùng 62.5% và xem đây như là vùng hỗ trợ. Đây có thể trở thành tín hiệu cho sự đảo ngược xu hướng tăng.
Tính đến năm 2022, chỉ báo Supply in Profit vẫn chưa giảm xuống dưới mức 62.5% (đường màu đỏ). Trong năm nay, nó đã bật ra khỏi vùng hỗ trợ quan trọng ba lần, vào ngày 22/1, ngày 21/2 và ngày 13/3, tương ứng với giá BTC ở các mức thấp nhất là 34,000 USD, 36,350 USD và 37,555 USD (đường màu xanh lam).
Hiện tại, chỉ báo on-chain này đang ở mức 67.1% và đang trong xu hướng tăng ngắn hạn. Song song với đó, giá Bitcoin hiện cũng đang giao dịch trong kênh màu xanh lá cây. Điều thú vị là giá BTC đã đạt đến phạm vi thấp hơn của kênh tăng, ghi nhận mức đáy ở mức 39,200 USD vào ngày 11/4. Xét trong khung thời gian dài hơn chúng ta thấy rằng chỉ báo on-chain Supply in Profit đã ở trên mức 62.5% kể từ tháng 4/2020 (vòng tròn màu xanh lam).
Chúng ta đã thấy tình trạng tương tự trong thị trường tăng giá 2012-2013, nơi 62.5% cũng đóng vai trò là hỗ trợ (vòng tròn màu xanh lá cây). Trong cùng năm đó, Supply in Profit không giảm xuống dưới đường màu đỏ, kéo dài gần hai năm (22 tháng), từ tháng 5/2012 đến tháng 3/2014.
Tuy nhiên, việc mất hỗ trợ quan trọng này đã dẫn đến việc giá bị đẩy xuống sâu hơn trong cả năm 2014 và 2018. Do đó, nếu mức 62.5% bị phá vỡ trong những tuần tới, giá sẽ có khả năng giảm mạnh.
Nếu như giả thuyết trên thực sự xảy ra, rủi ro đầu cơ trên thị trường Bitcoin có thể sẽ là thật. Điều này được xác nhận bởi một số liệu khác được đưa ra bởi một nhà phân tích thị trường tiền điện tử nổi tiếng là PlanC (TheRealPlanC).
Chỉ báo on-chain Long-Term Holder Capitulation Signal cho thấy các khoảng thời gian mà sự sụt giảm về giá của BTC bị ảnh hưởng bởi việc bán tháo từ những người nắm giữ lâu dài. Trong suốt lịch sử của Bitcoin, chỉ báo on-chain này đã ở dưới mức 0 bốn lần (vùng màu đỏ). Nó cho thấy thị trường gấu đang chiếm ưu thế và đây được coi là cơ hội thuận lợi để mua Bitcoin.
Quan sát biểu đồ trên, PlanC cũng lưu ý rằng vẫn còn biên độ để chỉ báo on-chain này có thể xoay chuyển xu hướng. Tuy nhiên, vùng ranh giới màu đỏ đang ngày càng gần hơn. Nếu như chỉ báo này vượt qua đường màu đỏ đó chắc chắn sẽ là một tín hiệu quan trọng cho thị trường.
Một biểu đồ khác từ OnChainCollege cũng cung cấp góc nhìn thú vị về khả năng đầu tư BTC. Biểu đồ Supply P/L Band cho thấy hai biểu đồ đối xứng của đường trung bình động 3 ngày Supply in Profit (xanh lá cây) và Supply in Loss (đỏ). Nhà phân tích lưu ý rằng bất cứ khi nào các biểu đồ giao nhau, đó là tín hiệu của sự đầu cơ trên thị trường BTC (các vòng tròn được đánh dấu). Ông lưu ý rằng mặc dù các chỉ số on-chain này không gần giao nhau, nhưng chúng chắc chắn đang tịnh tiến theo chiều hướng tiếp cận nhau (mũi tên màu cam).
Trung bình động BTC 200 ngày
Mayer Multiple là một chỉ báo on-chain BTC. Nó sử dụng tỷ lệ giữa giá BTC và đường trung bình động 200 ngày (MA) để xác định xu hướng.
- Nếu chúng ta lấy giá trị đường MA nhân với 2.4 sẽ xác định được giá trên cùng của chu kỳ (màu tím).
- Ngược lại, nếu nhân giá trị đường MA với 0.8 sẽ xác định được giá dưới cùng của chu kỳ (màu xanh lá cây).
Cho đến nay, giá đã di chuyển trên MA này trong mọi đỉnh chu kỳ. Tuy nhiên, vào tháng 2/2021, nó đã chạm ở phần đỉnh (vòng tròn màu đen). Vào thời điểm đó, BTC vừa tăng lên trên 50,000 USD. Tuy nhiên, mức đỉnh thực tế đã đạt gần 60,000 USD.
Ngược lại, đáy BTC không được xác định chính xác như đỉnh. Mặc dù ở mỗi đáy BTC đã thực sự di chuyển dưới đường MA khi nhân với 0.8, nhưng đôi khi nó di chuyển bên dưới nó trong một thời gian dài trước khi chạm đáy. Đây là trường hợp của năm 2018 (vòng tròn màu đỏ) khi giá dao động trên và dưới đường vài lần.
Mayer Multiple là một chỉ báo on-chain được tính bằng tỷ lệ giữa giá và đường trung bình động 200 ngày. MA 200 ngày là một chỉ báo được công nhận rộng rãi để thiết lập xu hướng tăng hoặc giảm. Do đó, Mayer Multiple đại diện cho một thước đo khoảng cách so với mức giá trung bình dài hạn này như một công cụ để đánh giá các điều kiện quá mua và quá bán.
Sau đó, số liệu Mayer Multiple (MM) thực tế được biểu thị dưới dạng một đường màu xanh lam, với mức 0.8 (xanh lá cây) và 2.4 (đỏ) đóng vai trò là giới hạn dưới và trên. Mối quan hệ giữa MM và bộ dao động 0.8 của nó tương tự như giá BTC và bộ dao động của nó. Do đó, các đáy thị trường trùng hợp với mức giảm MM xuống dưới bộ dao động 0.8. Điều này xảy ra trong tháng này (vòng tròn màu đen).
Có những điểm tương đồng giữa diễn biến hiện tại và chuyển động của tháng 7/2018 (hình chữ nhật màu đen). Trong cả hai trường hợp, MM dao động ngay trên mức 0.8 của nó trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, vào năm 2018, giá BTC cuối cùng đã phá vỡ và dẫn đến mức đáy tháng 12/2018. Do đó, nếu MM không giữ được trên 0.8, nó có thể dẫn đến một mức giảm khác.
Lời kết
Dựa vào các chỉ số on-chain của tuần này, chúng ta thấy có một số điều đáng lưu ý sau đây:
- Một là MM đã lấy lại mức 0.8 sau khi ban đầu giảm xuống dưới nó. Đây là một dấu hiệu của sự chạm đáy của thị trường trong lịch sử. Tuy nhiên, nếu MM giảm xuống dưới mức này một lần nữa, điều đó có thể có nghĩa là BTC đang ở trong một thị trường giá xuống.
- Hai là tỷ lệ Supply in Profit hiện đang ở mức 67.1%. Nếu chỉ số on-chain này phá vỡ mức 62.5% trong những ngày tới, giá sẽ có xu hướng giảm mạnh.
Hi vọng bài viết này đã mang đến cho độc giả của Fiahub những dữ liệu on-chain về thị trường Bitcoin tuần qua. Bạn đọc có thể xem lại các bài phân tích on-chain hàng tuần trên Fiahub tại đây và hẹn gặp lại trong bài phân tích hàng tuần tiếp theo.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.