Tổng thống của El Salvador – Nayib Bukele đã bất ngờ thông báo ông sẽ không xuất hiện tại sự kiện Bitcoin Miami 2022 mà không nêu lý do cụ thể.
Tổng thống Bukeke, người đã đi vào lịch sử tại Bitcoin Miami 2021 bằng việc tiết lộ kế hoạch biến El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên chấp nhận Bitcoin dưới dạng đấu thầu hợp pháp, đã hủy bỏ sự xuất hiện của mình tại sự kiện năm nay do “những lý do không lường trước được”.
Trong một bức thư gửi tới những người tham dự, Tổng thống Bukele cho biết ông cần phải ở lại quê hương vào thời điểm này và sẽ không thể tham dự. Nguyên nhân được cho là do bạo lực băng đảng gia tăng gần đây ở nước này.
Bitcoin Miami 2022 sẽ bắt đầu từ ngày 7/4 – với những tuyên bố sự kiện sẽ hoành tráng hơn năm ngoái, sự kiện diễn ra trong bốn ngày với sự tham gia của hơn 450 diễn giả, bao gồm một số tên tuổi hàng đầu trong ngành như Michael Saylor, Adam Beck, Jack Mallers và Anthony Pompliano,…
Nội dung bài viết
Bạo lực có phải là một nỗ lực để gây mất ổn định đồng Bitcoin?
Tổng thống Bukele đã mở đầu bức thư của mình bằng cách gọi hội nghị Bitcoin năm nay là một lễ kỷ niệm của tự do, phân quyền và sự khôn khéo trong việc đấu tranh chống lại sự ngu dốt và giáo điều. Ông mô tả những nỗ lực áp dụng tiền điện tử như một “cuộc chiến sống còn” xoay quanh việc giành quyền tự do tiền tệ.
Tuy nhiên, vì “những lý do không lường trước”, Bitcoin Miami 2022 năm nay sẽ không có sự hiện diện của Bukele. Nguyên nhân sâu xa được cho là do những bất ổn đang gia tăng trong nước.
Khi bạo lực nổ ra trên các đường phố ở San Salvador vào cuối tháng 3, Max Keizer – một người ủng hộ Bitcoin đã tuyên bố Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đứng đằng sau các cuộc biểu tình.
Keizer cho biết đây là một phản ứng đối với việc El Salvador sử dụng Bitcoin để tránh các cuộc khủng bố tài chính do tổ chức giám sát hệ thống tài chính ngân hàng toàn cầu gây ra.
Bạo lực đã khiến 62 người thiệt mạng khi các thành viên trong các băng đảng xả súng ngẫu nhiên vào dân thường. Vụ việc đánh dấu cuộc bạo động tồi tệ nhất trong lịch sử nước này kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến vào tháng 1/1992.
El Salvador bị buộc tội chà đạp quyền tự do dân sự
Để kiểm soát tình hình, chính quyền của Bukele đã bỏ phiếu đình chỉ các quyền hiến định trong 30 ngày kể từ 27/3. Các biện pháp khẩn cấp bao gồm việc mở rộng phạm vi các tội có thể bắt giữ, hạn chế tập trung đông người và cho phép cắt đứt thông tin liên lạc.
Cuộc đàn áp sau đó đã bắt giữ hơn 6.000 người bị cáo buộc là thành viên băng đảng. Tuy nhiên các nhà quan sát đang dấy lên lo ngại việc nhiều dân thường sống và làm việc trong các khu dân cư do băng đảng thống trị đã bị bắt giữ một cách bừa bãi.
Luật sư tại hội đồng nhân quyền Cristosal, Zaira Navas, cho rằng các phản ứng độc tài đối với bạo lực băng đảng đã khiến nhiều người vô tội không thể trình bày lý do, thậm chí không biết họ bị buộc tội gì.
“Người bị tạm giữ mất quyền bào chữa và không có quyền biết lý do bị bắt”, luật sư cho biết.
“Nếu những người đứng đầu tổ chức giám sát ngân hàng toàn cầu đứng sau sự gia tăng của bạo lực băng đảng, thì họ đã thành công trong việc gây ra hỗn loạn và tạo ra một làn sóng chống chính phủ”, ông kết luận.
Theo CryptoSlate