Thời gian gần đây, thế giới chứng kiến những cuộc xung đột và giao tranh giữa hai quốc gia là Nga và Ukraine. Tình hình chính trị thế giới bất ổn, đặt ra nhiều mối lo ngại trong lòng nhà đầu tư, khi họ tìm cách để bảo vệ tài sản của mình.
Mỗi loại tài sản luôn có lợi thế của riêng mình; nhưng trong hoàn cảnh hiện tại thì tiền điện tử hay vàng, bất động sản hay chứng khoán mới là tài sản tốt nhất để bảo vệ sự thịnh vượng của bạn.
Nội dung bài viết
Bitcoin – Vàng
Trong nhiều thiên niên kỷ qua, vàng luôn đóng vai trò là kim loại giá trị nhất từng tồn tại; các vị vua, giới quý tộc hay dân thường luôn tìm cách tích trữ và tranh giành loại tài sản này.
Tuy nhiên, khi chiến tranh xảy ra, và những biến chuyển trong tình hình tài chính toàn cầu, tiền điện tử trở thành một kênh đầu tư được quan tâm nhiều hơn cả. Đặc biệt khi chính phủ nước giao tranh là Ukraine cũng thông báo họ chấp nhận những quyên góp bằng tiền điện tử; kèm theo địa chỉ ví chính thức cho từng loại tiền.
Điều này đặt ra một nhận định rằng, trong chiến tranh Bitcoin hoàn toàn có thể là nơi trú ẩn an toàn hơn trong chiến tranh.
Giao dịch Bitcoin dễ dàng hơn vàng
Một trong những lý do chính khiến Bitcoin nhanh chóng vượt qua vàng chính bởi tính dễ giao dịch và chỉ cần vài phút để hoàn thành; trong khi đó việc mua bán vàng tốn nhiều thời gian hơn.
Khi thị trường có sự chuyển động nhanh chóng, các nhà đầu tư có cơ hội kiếm tiền từ các khoản đầu tư Bitcoin của mình tốt hơn so với vàng.
Bitcoin có nguồn cung giới hạn
Vàng không có giới hạn về số lượng, có thể sản xuất được bởi đó là một loại tài sản hữu hình, tài sản thực có thể khai thác. Lượng vàng trên hành tinh hiện không có con số cụ thể. Còn Bitcoin thì khác, nó chỉ có 21 triệu tổng cung và khi thời gian trôi qua, cacs thợ đào tiến gần hơn đến lượng Bitcoin tối đa, giá của Bitcoin sẽ tiếp tục tăng theo lộ trình tự nhiên.
Bitcoin mang tính toàn cầu hơn so với vàng
Vàng được chấp nhận trên toàn cầu nhưng vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào sự ổn định của những quốc gia có nguồn cung vàng lớn. Ví dụ, nếu chính phủ Nga quốc hữu hoá nguồn dự trữ vàng khổng lồ khoảng 584 tỷ USD thì giá trị của vàng có thể giảm mạnh.
Ngược lại, với Bitcoin, loại tài sản này gần như không bị ràng buộc với số phận của bất kỳ quốc gia nào và đó là khoản đầu tư ổn định.
Thời kỳ chính trị và kinh tế toàn cầu bất ổn, việc nhà đầu tư cân nhắc với các lựa chọn, từ đó đưa ra quyết định đầu tư với những hạng mục tiềm năng. Với nhiều người, vàng có thể khoản đầu tư trú ẩn an toàn nhất nhưng với những người khác, Bitcoin mang tới cơ hội sinh lợi nhiều hơn.
Bitcoin và vàng khác biệt ở đâu
Mọi người đều có thể nắm giữ vàng, vì nó là một loại tài sản vật chất. Bitcoin là tài sản kỹ thuật số và nó chỉ tồn tại trên dạng thức chuỗi khối.
Những nhà đầu tư truyền thống cho rằng tính hữu hình khiến vàng thật hơn, đáng tin hơn là một vật lưu trữ giá trị.
Tuy vậy, bạn rất khó để có thể mang vàng trong túi và không thể lưu trữ lâu dài mà cần phải trả phí bảo hiểm. Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số và mang đến sự tiện lợi, tính thanh khoản nhanh hơn và vô cùng bảo mật, an toàn.
Những quốc gia có chiến tranh, thật khó để mang vàng rời khỏi nhà; rất nhiều khả năng bị Chính phủ thu hồi và vận chuyển với số lượng lớn khiến nguy cơ mất mát xảy ra. Chẳng ai lại muốn bỏ lại một kho vàng lớn.
Sự kiện địa chính trị tác động đến giá vàng như thế nào?
Những yếu tố địa chính trị ảnh hưởng lên giá vàng, ví dụ như lệnh trừng phạt, hoạt động của ngân hàng trung ương… Chiến tranh Iraq năm 2003, giá vàng tăng vọt khi các nhà đầu tư tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn trước những biến điện của thị trường tài chính.
Khi Nga tiến hành sáp nhập Crimea vào năm 2014, giá vàng cũng tăng; do nhà đầu tư coi vàng như hàng rào chống lại những bất ổn trên thị trường thế giới. Lạm phát của các quốc gia tăng lên cũng khiến nhà đầu tư mua vàng nhiều hơn. Khi lạm phát tăng mạnh, vàng trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn do nó mang tới sự bảo vệ chống lại sự xói mòn sức mua của nhà đầu tư.
Bitcoin có tiềm năng vượt trội hơn vàng
Bitcoin ngày càng phổ biến, và nó có thể cứu Ukraine khỏi sự phá huỷ hoàn toàn. Thế giới đã gửi đến Ukraine gần 30 triệu USD Bitcoin. Những khoản đóng góp này khiến chính phủ Ukraine có thể đương đầu với cuộc chiến của mình.
Tại Ukraine, Bitcoin đang chiếm ưu thế hơn vàng. Bản chất của Bitcoin là kỹ thuật số, khiến nó mang tính toàn cầu và ít bị ảnh hưởng bởi các sự kiện địa chính trị như chiến tranh và diệt chủng.
Vàng đang trở nên không còn thích hợp với một thời đại kỹ thuật số và Bitcoin mang đến cho họ sự lựa chọn thứ hai trong cách bảo vệ tài sản của mình.
Câu trả lời rằng vàng hay tiền điện tử là lựa chọn đầu tư trong chiến tranh vẫn còn bỏ ngỏ và gây nhiều tranh cãi.
Vàng là khoản đầu tư được ưa chuộng trong nhiều thế kỷ, còn Bitcoin đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Vàng đã là một kho lưu trữ giá trị đáng tin cậy trong nhiều thế kỷ, nhưng hiện nay Bitcoin trở thành lựa chọn tốt hơn trong thế giới thiếu chắc chắn hiện nay.
Bitcoin hay vàng – nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định. Việc lựa chọn tài sản nào mang lại cơ hội tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của bạn, tuỳ thuộc vào quan điểm đầu tư của mỗi người.
Bất động sản – chứng khoán
Đại dịch và chiến tranh, những bất ổn đời sống luôn khiến chứng khoán và bất động sản được quan tâm. Tương tự như Bitcoin hay vàng, câu trả lời cho việc lựa chọn kênh đầu tư trong bối cảnh chính trị bất ổn dựa phần nhiều vào quan điểm đầu tư của mỗi người.
Nhiều người xem đây là cơ hội để mua vào cổ phiếu từ các ngành nghề, doanh nghiệp giàu tiềm năng và bền vững; cũng có người coi đây là “rủi ro” tiềm ẩn. Thật khó để đưa ra kết luận cho việc nên hay không nên đầu tư vào chứng khoán hay bất động sản.
“Cái đầu lạnh” là điều nên được rèn luyện. Phân tích dựa trên kiến thức và kinh nghiệm, thay vì chỉ chạy theo số đông.
Trên đây là những chia sẻ dựa trên quan điểm đầu tư cá nhân, không nhằm mục đích cổ xuý đầu tư hay mua bán. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm cái nhìn cụ thể hơn về các kênh đầu tư.
Fiahub cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn. Chúc các bạn đầu tư thành công. Mọi thắc mắc về thị trường, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog